Công dụng chữa bệnh của cây ô đầu

0
563
cây ô đầu
Rate this post

Cây ô đầu
Có nhiều loại ô đầu khác nhau như ô đầu Việt Nam, Âu ô đầu, ô đầu Trung Quốc.

Đặc điểm thực vật:

cây ô đầu

Ô đầu là loại cây cỏ, sống hàng năm, cao từ 60 – 100 cm. Rễ cây phát triển thành củ có hình nón;thân cây mọc thẳng đứng, ít phân nhánh. Lá mọc so le, tuỳ loài mà hình dáng và kích thước của lá có khác nhau.
Cây âu ô đầu có lá xẻ chân vịt giống lá ngải cứu; mặt trên lá xanh thẫm, mặt dưới lá nhạt hơn.
Ô đầu Trung Quốc có phiến lá rộng, lá xẻ 3 thuỳ. Hai thuỳ bên tiếp tục xẻ thành 2 thuỳ con, thuỳ giữa xẻ thành 3 thuỳ con; mép thuỳ có khía răng cưa nhọn.
Hoa moch thành chùm ở ngọn thân, có màu xanh thẫm hay xanh tím. Quả đại.

Phân bố:

Ô đầu Việt Nam mọc hoang hoặc được trồng ở các tỉnh vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai.
Ô đầu Trung Quốc mọc hoang hoặc được trồng ở Trung Quốc. Cây được trồng nơi có khí hậu lạnh ẩm, đất dễ thoát nước, cây thích hợp trồng ở nơi đât mùn hay đất cát.

Trồng trọt:

Cây được trồng bằng hạt hay các củ con.

Thu hoạch:

Sau khi cây được 1- 2 năm tuổi, đào lấy củ, củ to làm thuốc, củ con để trồng; củ đào về đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất, sau đó đem phơi hay sấy khô.
Dược liệu:
Tuỳ theo cách chế phụ tử mà có các vị khác nhau.
Gồm:
– Sinh phụ tử ( phụ tử muối ) hay diêm phụ.
– Hắc phụ tử hay hắc phụ.
– Bạch phụ tử hay bạch phụ.

Bộ phận dùng:

Củ mẹ, củ con ( phụ tử ).
Phụ tử có hình con quay, phần trên to, có vết nối của củ mẹ, không có dấu vết của thân cây, củ nhỏ dần về phía dưới. Củ có màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, có 1 số nhánh rễ lồi lên.
Củ cứng chắc, khó bẻ, mặt cắt ngang có màu nâu xám.

Thành phần hoá học:

Các alcaloid gồm: aconitin, aconin, bezoyl aconin, napellin, neopellin, magnoflorin, hypaconitin,…

Công dụng:

Ô đầu, phụ tử khi chưa chế biến được dùng làm cồn xoa bóp bên ngoài trong trường hợp đau nhức chân tay, bong gân.
Cũng có thể dùng để giảm đau trong các bệnh đau dây thần kinh sinh ba, viêm thanh quản, phế quản, ho.
Tuy nhiên, do thành phần hoạt chất có chứa aconitin là 1 chất rất độc nên khi dùng thuốc cần hết sức thận trọng.
Trong y học dân tộc, phụ tử chế, hắc phụ, bạch phụ là thuốc hồi dương cứu nghịch, khử phong hàn, dùng trong các trường hợp cấp tính trụỵ mạch, ra nhiều mồ hôi, chân tay giá lạnh. Dạng thuốc sắc từ 4 – 12 g/ ngày, có thể phối hợp với vị thuốc khác tuỳ theo kinh nghiệm.