Đặc điểm thực vật và phân loại cây thuốc phiện

0
3955
cây thuốc phiện
Rate this post

Cây thuốc phiện còn được gọi với các tên khác như a phiến, cổ túc tử, a phù dung, cây hoa anh túc.

Tên khoa học là: Papaver somniferum L.

Thuộc họ thuốc phiện – Papaveraceae.

Đặc điểm thực vật:

cây thuốc phiện

Cây thuốc phiện là cây thân thảo, sống hàng năm. Cây cao từ 0,8 – 1,5 m, thân mọc thẳng, ít phân nhánh. Lá mọc cách, các lá bên dưới có cuống ngắn, các lá bên trên không có cuống, mọc ôm vào thân cây, mép lá có răng cưa. Lá hình trứng dài và rộng, đầu lá nhọn, đoạn gần cuống tròn hoặc hơi hình tim. Mặt dưới lá có gân nổi rõ.

Hoa thuốc phiện to, mọc đơn độc ở đầu thân hay đầu cành, cuống hoa dài; đài hoa có 2 lá đài màu xanh rụng sớm khi hoa nở. Tràng hoa có 4 cánh, dài màu trắng hay tím hồng tuỳ thứ.

Quả nang hình cầu hoặc hình trứng, có núm ở đỉnh, cuống quả phình ra ở chỗ nối. Khi quả chín có màu vàng xám, hạt nhỏ và nhiều, giống hình thận, mặt hạt có vân hình mạng; hạt có màu xám, vàng nhạt hay xám đen tuỳ thứ.

Toàn cây có nhựa mủ trắng, để lâu chuyển sang màu nâu đen.

quả thuốc phiện

Phân loại:

Cây thuốc phiện có nguồn gốc từ các nước Địa Trung Hải, dựa  vào màu sắc của hoa và hạt; hình dáng, kích thước quả, người ta chia thuốc phiện thành các thứ sau:

Thứ nhẵn: hoa màu tím, quả hình cầu rộng, hạt đem tím; cây phân bố ở Trung Á.

Thứ trắng: hoa màu trắng, quả hình trứng, hạt trắng vàng nhạt; cây phân bố ở Ấn Độ, Iran.

Thứ đen: hoa màu tím, quả hình cầu ở phía dưới, hạt màu xám; phân bố ở châu Âu.

Thứ lông cứng: hoa màu tím; cuống hoa, lá phủ đầy lông cứng; cây mọc bán hoang dại ở Nam châu Âu.

Trong đó, thứ trắng được trồng để lấy nhựa, thứ đen lấy dầu. Thực tế, người ta lấy nhựa từ quả chưa chín, lấy dầu từ hạt quả chín già của 2 thứ này.

cây thuốc phiện

Hiện nay, người ta đã lai tạo được nhiều giống có hàm lượng alcaloid cao hơn.

Cây được trồng ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới nhưng do cây cho nhựa gây nghiện nên nhiều nước đã cấm trồng thuốc phiện tự do.

Một số nước trồng nhiều như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thổ Nhĩ Kỳ,…

Việt Nam có trồng ở 1 số tỉnh miền núi phía bắc, nay đã bị cấm trồng và khuyến khích bà con trồng các cây công nghiệp hay cây thuốc khác thay thế.

copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn