Điều trị basedow

0
1044
điều trị basedow
Rate this post
điều trị basedow

1 Điều trị nội khoa

* Các biện pháp chung:

– Nghỉ ngơi, hạn chế lao động khi gắng sức, không thức khuya nhất là trong 3-4 tuần đầu.

– Tăng cường hàm lượng  dinh dưỡng trong các bữa ănhạn chế  thức ăn chứa nhiều iod.

* Dùng iod: iod có tác dụng ức chế sự gắn iod với Thyroglobulin, giảm sự kết hợp giữa MIT và DIT, kết quả làm giảm T3 và T4.

+ Thuốc: Lugol 5%: 10 – 20 giọt/ ngày chia 2 – 3 lần.

+ Chỉ định:

Basedow không nặng.

– Cơn cường giáp cấp.

– Chuẩn bị phẫu thuật.

– Có bệnh lý ở gan (viêm gan, vàng da).

* Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

+ Tác dụng:

– Ngăn sự iod hữu cơ hoá tức là gắn iod vào Thyroglobulin.

– Ngăn sự hình thành và kết hợp của DIT.

– Ngăn sự chuyển hoá của T4 thành T3 ngoại vi.

+ Chỉ định: lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân trẻ < 50 tuổi, điều trị lần đầu, bướu lan toả. Thời gian điều trị từ 18-24 tháng.

+ Cách dùng: chia làm 3 giai đoạn

– Giai đoạn tấn công: 6 – 8 tuần.

– Giai đoạn duy trì: 12 – 18 tháng: liều giảm dần mỗi 1 – 2 tháng dựa vào dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm.

– Giai đoạn củng cố: 10- 12 tháng đề phòng tái phát.

+ Thuốc:

Thiamazol (carbimazol,metimazol,thyrozol).

Liều ban đầu 15-40mg/ngày, chia 1-2 lần (cường giáp nhẹ liều 15mg, trung bình liều 20-30mg, nặng liều >40mg/ngày). Uống thuốc sau ăn.

Chỉnh liều khi bệnh nhân về bình giáp. Liều duy trì: 5-10mg/ngày.

– Propylthiouracil (PTU)

Liều ban đầu: 300-400mg/ngày, chia 2-3 lần. Uống thuốc sau ăn.

Giảm dần liều khi bệnh nhân về bình giáp.

Liều duy trì: 50 – 150mg/ngày.

Tác dụngkhông mong muốn là gây giảm hoặc mất bạch cầu hạt trong máu, hay  gặp trong những tuần đầu điều trị, bệnh nhân đau họng, sốt cao, rất dễ bị nhiễm trùng huyết, tăng men gan,.

* Thuốc chẹn beta giao cảm: nhằm giảm các triệu chứng của cường giáp

– Metoprolol (Betalock): viên 25mg, liều 25-100mg/ngày.

– Atenolol viên 50mg, liều 25-100mg/ngày.

– Propranolol viên 40mg, liều 40-80mg/ngày.

* Điều trị bằng thuốc an thần, nghỉ ngơi.

* Glucocorticoid với liều cao ức chế giải phóng nội tiết tố tuyến giáp và ức chế chuyển T4 thành T3. Các glucocorticoid không dùng thường xuyên cho căn  bệnh Basedow, chỉ dùng khi có biểu hiện mắt, da hoặc dùng  trong  trường hợp cơn cường giáp cấp. Liều dùng: prednisolon 0,5-1,25 mg/kg/ngày.

2 Điều trị ngoại khoa

          Chỉ định: – Điều trị nội khoa tích cực 5 – 6 tháng không có kết quả.

– Bướu tuyến độc.

– Bệnh nhân muốn có thai sớm.

Chống chỉ định: 

– Bệnh nhân lớn tuổi (chống chỉ định tương đối).

3 Điều trị bằng iod phóng xạ

Chỉ định: – Bệnh nhân > 40 tuổi.

– Điều trị nội khoa  không hiệu quả hoặc có tai biến khi điều trị nội khoa.

– Tái phát sau điều trị ngoại khoa.

– Chống chỉ định với điều trị ngoại khoa như bệnh nhân có suy tim.

Chống chỉ định: – Phụ nữ có thai, cho con bú.

– Bệnh nhân < 30 tuổi (có chỉ định tương đối).

– Bệnh nhân có lồi mắt nặng.

4 Điều trị các biến chứng

* Cơn nhiễm độc giáp cấp

– Bệnh nhân cần được điều trị tại khoa hồi sức tích cực, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, theo dõi liên tục qua monitor.

– Propranolol tiêm tĩnh mạch chậm 1-2g hoặc uống 40-80 mg mỗi 6h. Nếu bệnh nhân có suy tim nặng hoặc hen phế quản thì thay bằng tiêm tĩnh mạch verapamil 5 – 10mg.

– Sau khi dùng kháng giáp trạng 1h, cho uống Lugol (KI bão hoà) 10 giọt x 2 lần/ngày.

Glucocorticoid: hydrocortison hemisuccinat tiêm tĩnh mạch 50 mg mỗi 6h hoặc uống prednisolon 1mg/kg/ngày.

– Chườm lạnh và cho hạ sốt băngf paracetamol. Không dùng aspirin.

– Điều trị hỗ trợ: bù nước, điện giải và dinh dưỡng (qua sonde dạ dày và tĩnh mạch), an thần: Valium 5 -10mg tiêm tĩnh mạch.

– Nếu có suy tim: cho thở oxy, lợi tiểu và digitalis.

* Lồi mắt

– Nằm đầu cao, nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo.

– Đeo kính râm thường xuyên, tránh khói thuốc lá.

– Thuốc corticoid: cho những trường hợp lồi mắt nặng.

– Phẫu thuật làm giảm lồi mắt khi bệnh Basedow đã ổn định trên 6 tháng.

nguồn link: điều trị cường giáp