Enzym những điều cần biết

0
1766
Hiểu biết về enzym
Rate this post

 

  1. Thành phần, cấu trúc enzym

  • Enzym là chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng lên gấp hàng trăm, triệu lần so với chất xúc tác hóa học thông thường
  • Enzym có thể gồm:

+ Một thành phần: protein

+ Hai thành phần: Ngoài thành phần chính là protein còn có thành phần cofactor cần thiết cho hoạt động của enzym, một số trường hợp cofactor chỉ có mặt khi enzym hoạt động

  • Trên enzym có phần không gian lõm xuống gọi là trung tâm hoạt động, nơi tiếp xúc với cơ chất và xảy ra phản ứng. Đặc điểm chung của trung tâm hoạt động:

+ Chỉ chiếm một phần thể tích tương đối nhỏ trên enzym

+ Được tạo bởi nhiều nhóm chức khác nhau

+ Sự phân bố của các nhóm chức khiến cho trung tâm hoạt động có cấu trúc không gian phức tạp, được giữ vững bởi liên kết hydro.

  • Ngoài trung tâm hoạt động, trên một số enzym còn có một vùng khác gọi là trung tâm điều hòa, nơi tế bào tác động vào làm thay đổi hoạt tính của enzym.
  1. Tính đặc hiệu của enzym

  • Chỉ phản ứng với một hoặc một số cơ chất nhất định
  • Chỉ xúc tác cho một loại phản ứng.
  1. Phân loại enzym

Enzym được chia làm 6 loại:

Enzym oxy hóa khử; chuyển nhóm chức, thủy phân, phân cắt, nối, đồng phân hóa.

 

  1. Cơ chế xúc tác của enzym

  • Cơ chế tác dụng của Enzym : cho phản ứng, thúc đẩy tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa
  • Cơ chất kết hợp với enzym tại trung tâm điều hòa, tại đây vị trí của cơ chất được bố trí sao cho năng lượng cần cho phản ứng diễn ra là tối thiểu.
  • Enzym kết hợp với cơ chất theo một trong hai phương thức

+ Trung tâm hoạt động của enzym có không gian xác định cho phép kết hơp với cơ chất đặc hiệu ( mô hình chìa khóa-ổ khóa)

mô hình chìa khóa-ổ khóa

+ Khi tiếp xúc với cơ chất, trung tâm hoạt động của enzym sẽ tự thay đổi sao cho phù hợp và kết hợp được với cơ chất đó ( mô hình “khớp cảm ứng”)

  1. Ảnh hưởng của các chất ức chế enzym

  • Nhiều chất hóa học có khả năng làm giảm hoạt tính của enzym được gọi là chất ức chế
  • Chất ức chế chia làm hai nhóm : chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh
  • Chất ức chế cạnh tranh: có cấu trúc phân tử giống hoặc gần giống như cơ chất, sẽ cạnh tranh với cơ chất gắn vào trung tâm hoạt động rất bền và không tạo sản phẩm, không cho enzym được giải phóng để tái sử dụng, vì vậy một lượng nhỏ chất ức chế cạnh tranh làm tốc độ phản ứng giảm.
  • Chất ức chế không cạnh tranh: có cấu trúc khác với cơ chất, không gắn vào trung tâm hoạt động mà gắn vào trung tâm điều hòa, làm cấu trúc enym thay đổi, mất hoạt tính, có thể làm giảm tốc độ phản ứng. Trong một số trường hợp làm tốc độ phản ứng tăng lên.
  1. Điều hòa trao đổi chất qua enzym

  • Điều hòa dị lập thể
  • Điều hòa thông qua các nhóm chức gắn vào enzym’
  • Điều hòa qua mô hình ức chế phản hồi.
  • copy ghi nguồn: thuocbietduoc.edu.vn