I,Các đường xâm nhập
- Qua da và niêm mạc
Đã là một hàng rào bảo vệ cơ thể có diện tích bề mặt lớn chống lại các tác động của môi trường bên ngoài. Đã hầu như không thấm với phần lớn các ion và dung dich nước, tuy nhiên lại thấm với nhiều chất độc ở pha rắn lỏng khí như thuốc trừ sâu, phân lân hữu cơ.. Một số dung môi hữu cơ cây tổn hại tới lớp lipid làm tăng tính thấm của da. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xâm nhập của chất độc qua da như nồng độ của chất độc, tuổi, độ ẩm da, diện tích tiếp xúc với chất độc, da bị xung huyết.
- Qua đường tiêu hóa
Đây là đường xâm nhập chủ yếu của hầu hết các chất độc gây loét dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy… và đặc biệt quan trọng với các tai nạn ngộ độc thực phẩm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới đường hấp thu là đường tiêu hóa như nồng độ chất độc kích thước phân tử độ hòa tan trong nước độ ion hóa, pH của bộ máy tiêu hóa
- Qua đường hô hấp
Là con đường chính của các chất độc dạng khí hoặc ở dạng khí dung, khói bụi, mảnh nhỏ… có thể qua hơi thở vào miệng mũi rồi đi xuống đường hô hấp. chỉ những mảnh vụn chất độc nhỏ mới có thể vào được phổi phần còn lại sẽ nằm ở miệng họng và mũi. chất độc vào phổi rồi vào máu rất nhanh vì đường dẫn khí trong phổi có thành mỏng và được cung cấp máu tưới tốt. Ngộ độc với đường ngày thường xảy ra nhất là do nghề nghiệp
- Qua đường tiêm chích
Tiêm chất độc trực tiếp vào máu gây tác dụng rất nhanh. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp có thể chậm hơn vì chất độc phải qua nhiều lớp mô trước khi vào máu
II, Sự phân bố
Sau khi hấp thu vào máu chất độc có thể được phân bố chất độc đến các tổ chức để gây độc vận chuyển đến các mô dự trữ hoặc đến các cơ quan khử độc như gan thận và cuối cùng là được thải trừ. Các chất độc thường được vận chuyển trong máu dưới dạng liên hợp với các protein huyết tương
- Sự phân bố chất độc đến các bộ phận cơ thể tùy thuộc vào tính chất của chất độc. Ví dụ như rượu etylic dễ tan trong nước dễ ngấm vào máu đến các cơ quan. Trong khi đó các thuốc mê thuốc tê lại tan tốt trong mỡ dễ phân bố đến các thế bào thần kinh và mô mỡ
- Đặc tính hóa học khác nhau nên mỗi loại chất độc có ái lực đặc biệt với các mô . Ví dụ như các chất độc có nhóm thio dễ phân bố vào các tổ chức sừng lông tóc móng
- Nhiều tế bào có khả năng giữ lại các chất độc như gan giữ các kim loại nặng, chì được giữ lại trong huyết cầu, các thuốc trừ sâu được giữ trong tế bào mỡ
- Các chất độc được dự trữ đều có khả năng gây độc cấp hoặc mạn tính
- Sự phân bố còn phụ thuộc vào cấp độ độc: ví dụ như trong ngộ độc chì với cấp tính thường thấy chì trong gan và thận nhưng trong ngộ độc mạn tính thì thấy chì có ở tủy xương long tóc, tế bào máu