Sài đất có tác dụng gì ?

0
881
cây sài đất
Rate this post

Cây sài đất

Tên khoa học là: Herba Wedeliae.
Thuộc họ cúc – Asteraceae.

Đặc điểm thực vật:

cây sài đất

Sài đất thuộc loại cây cỏ sống dai, mọc bò. Thân bò ra đến đâu thì mọc rễ ở đó. Phần ngọn có thể vươn dài 50 cm. cả thân và lá cây sài đất đều có lông ráp. Lá mọc đối, 2 đầu hơi nhọn, có lông cứng ở cả 2 mặt, mép lá có răng cưa to, nông. Lá gần như không có cuống. Khi vò lá tươi có mùi trám và để lại màu xanh đen trên tay. Lá có thể ăn được, nhân dân còn gọi là cây húng trám. Cụm hoa đầu, màu vàng, có cuống dài, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn cành.
Cây mọc hoang ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất của cây sài đất.

Thành phần hoá học:

Các dẫn xuất của coumarin thuộc nhóm coumestan gồm có wedelolacton, norwedelolacton, acid norwedelic.
Các flavonoid, các dẫn chất diterpen, các acid phenol đơn giản.
Ngoài ra còn có các saponin, tinh dầu, muối vô cơ,…

Đặc điểm bột:

Bột dược liệu có lục xám, vị hơi mặn. Quan sát có các lông che chở đa bào, đầu nhọn gốc phình, bề mặt sần sùi; quanh gốc có các tế bào biểu bì xếp hình hoa thị. Mảnh biểu bì có vách ngoằn ngoèo có lông che chở và lỗ khí, mảnh mạch chấm.

Tác dụng:

Sài đất có tác dụng chữa khỏi các bệnh viêm nhiễm, nhiễm khuẩn.
Cao chiết bằng cồn có tác dụng bảo vệ gan chống lại những tổn thương do cacbon tetraclorid, làm tăng tiết mật, tác dụng tái tạo tế bào gan do các coumestan.
Dịch chiết nước và methanol cho tác dụng an thần, kéo dài thời gian gây ngủ của pentobarbital ở chuột, làm giảm tác động gây động kinh của strychnin và pentylenetetrazol.
Wedelolacton và isoflavonoid có tác dụng kiểu estrogen nên chống loãng xương ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giảm tốc độ mất xương, tăng tạo xương.

Công dụng:

Sài đất dùng trong các trường hợp viêm nhiễm viêm tuyến sữa, viêm gan, viêm tai mũi họng, mụn nhọt lở loét,…
Dùng để điều trị các bệnh về gan, xuất huyết tử cung, phụ nữ rong kinh.

Cách dùng:

Sài đất rửa sạch, giã lấy nước uống, lấy bã đắp chỗ sưng đau.

copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn