Contents
Xử lí sốt cao co giật ở trẻ em
Khái quát về sốt cao co giật :
Khi co giật, não bộ đang thiếu oxy trầm trọng, rất có hại cho não bộ đặc biệt là trẻ em. Khi cơn co giật kéo dài và lặp lại nhiều lần thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên. Khi trẻ co giật thường kèm theo nôn mửa. trẻ có thể nhanh chóng tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. nguyên nhân là tắc thở vì ngạt khí, chất nôn vào phổi gây tổn thương phổi, viêm phổi.
Cách phát hiện:
Khi trẻ đang sốt cao thì phải chú ý đến các dấu hiệu co giật, đặc biệt là sốt trên 39 độC. phải tìm cách sơ cứu để nhiệt độ xuống dưới 39 độC thì nguy cơ co giật mới hết.
Co giật thường toàn thân ở 2 tay, 2 chân, lan sang cả mình và đầu. thường cơn co giật xả ra chỉ khoảng dưới 10 phút.
Sau khi co giật, trẻ mệt có thể ngủ li bì. Vì vậy nên đánh thức trẻ để không bị mê man, hôn mê, hoặc không biết gì
Biện pháp sơ cứu:
Thông không khí xung quanh, thoáng mát dễ thở. Tìm chỗ bằng phẳng như giường hoặc ghế, phản, để trẻ nằm trên đó. Coi chừng để tránh trường hợp co giật trẻ bị rơi xuống đất, va vào vật dụng xung quanh.
Quần áo của trẻ nên nới rộng hoặc cởi bỏ ra cho thông thoáng, hạ bớt nhiệt. nhất là vùng cổ và nách, bẹn.
Nhúng khăn vào nước ấm, lau mồ hôi khắp người cho trẻ, tại các vùng thoát nhiệt nhiều như nách, bẹn, cổ nên lau liên tục để hạ nhiệt nhanh hơn, lau nhiều lần cho đến khi cơn co giật có dấu hiệu giảm.
Sau khi sơ cứu sơ bộ thì dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, nên dùng thuốc đặt hậu môn như viên đạn efferangan liều 80mg đối với trẻ dưới 2 tuổi, 150mg với trẻ lớn hơn.
Sau khi hạ sốt, trẻ hết co giật thì lật trẻ nghiêng sang 1 bên, đầu hơi ngửa để không bị trào dịch dạ dày, tránh bị trào ngược dịch nôn vào phổi, rất nguy hiểm.
Đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất, tránh tái sốt
Trẻ sốt cao co giật không nên làm gì
Không nên khống chế trẻ để hết co giật vì làm vậy có thể gây tác dụng phản lại, hoặc gây ức chế quá mức các cơ quan, trẻ nhỏ quá có thể gãy xương.
Không cho trẻ ăn lúc này, vì nhu động đang cao, trẻ dễ nôn ra gây sặc.
Khác với động kinh, trẻ co giật do sốt cao thường không cắn lưỡi vì vậy không nên ngáng mồm trẻ bằng đũa hoặc vật cứng khác. Việc đặt vào mồm trẻ như vậy không những không có lợi ích mà còn gây trầy xước niêm mạc miệng, gãy răng, sứt lợi…
Trẻ có thể rét run trong khi co giật nhưng vẫn phải cởi áo, thông khí cho trẻ, tránh mặc thêm quần áo.
Phòng co giật thế nào
Ngay khi mới có sốt nên đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để đề phòng co giật
Cung cấp nhiều nước, cho bú nhiều, cởi quần áo bớt, thông thoáng không khí xung quanh
Không mặc thêm áo, ủ ấm cho trẻ
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ bằng cặp nhiệt độ
Lau khăn ấm để hạ nhiệt
Dùng thuốc hạ nhiệt dạng viên nếu trẻ còn tỉnh táo, trẻ nôn thì nên dùng viên đặt khi trên 39 độC