Sự thải trừ thuốc trong cơ thể

0
2826
Rate this post
  • Sự thải trừ thuốc trong cơ thể 
    Thuốc có thể được thải trừ dưới dạng nguyên chất hoặc dạng đã bị chuyển hoá qua nhiều đường khác nhau   

    thải trừ thuốc

    1. Thải trừ qua thận

    – Là đường thải trừ quan trọng nhất vì có khoảng 90% thuốc thải qua đường này.
    – Các thuốc tan trong nước , có trọng lượng phân tử < 300 sẽ thải trừ qua thận: sau khi uống 5-15 phút, thuốc đã có mặt ở nước tiểu, sau 30- 90 phút có nồng độ cao nhất ở đây, sau đó giảm dần. Khoảng 80% lượng thuốc đưa vào được thải trong 24 giờ.
    –  Quá trình thải trừ thuốc qua thận bao gồm:
    + Lọc thụ động qua cầu thận: là dạng thuốc tự do, không gắn vào protein huyết tương.
    + Bài tiết tích cực qua ống thận
    • Tại đây có sự cạnh tranh để thải trừ . ví dụ dùng thiazid kéo dài, cơ thể giảm thải acid uric dễ gây bệnh gout (thiazid và acid uric có cùng chất vận chuyển ở ống thận).
    • Quá trình bài tiết tích cực xẩy ra chủ yếu ở ống lượn gần. Tại đây có 2 hệ vận chuyển khác nhau, một cho các anion hữu cơ (các acid hữu cơ) và một cho các cation hữu cơ (các base hữu cơ)
    + Khuếch tán thụ động qua ống thận : một phần thuốc đã thải trong nước tiểu ban đầu được tái hấp thu vào máu bằng khuếch tán thụ động. Quá trình này xảy ra ở ống lượn gần, ống lượn xa và phụ thuộc nhiều vào pH nƣớc tiểu. Điều này đƣợc ứng dụng trong điều trị ngộ độc thuốc, như kiềm hoá nước tiểu để tăng thải các thuốc acid yếu và ngƣợc lại.

    + Ý nghĩa lâm sàng

    + Làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc: penicilin dùng cùng probenecid sẽ làm cho tác dụng của penicilin bền hơn.
    + Tăng thải trừ để điều trị ngộ độc: kiềm hoá nước tiểu khi bị ngộ độc  thuốc phenobarbital.
    + Nếu người bệnh có suy thận, cần phải giảm liều thuốc

    2. Thải trừ qua tiêu hoá

     Thải qua nước bọt: một số alcaloid (quinin, atropin, strycnin…), một số kim loại nặng, paracetamol, penicilin, sulfamid, tetracyclin…thải qua nƣớc bọt. Trong quá trình bài tiết thuốc vẫn có thể gây ra tác dụng (thuốc thải nguyên dạng). ví dụ : kháng sinh spiramycin bài tiết qua nƣớc bọt có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn ở miệng – hầu họng.
     Thải vào dạ dày: Một số base vẫn tiết vào dạ dày, mặc dù không dùng uống. Những chất này có thể đƣợc tái hấp thu qua ruột rồi có chu kỳ “ ruột – dạ dày” nhƣ morphin, quinin, …
     Sau khi chuyển hoá ở gan, các chất chuyển hoá sẽ thải trừ qua mật theo phân ra ngoài. Một số chất chuyển hoá glucuronid của thuốc sau khi  thải qua mật xuống ruột được tái hấp thu về gan, theo đường tĩnh mạch gánh trở lại vòng tuần hoàn, gọi là thuốc có ‘‘chu kỳ ruột – gan”. Những thuốc này tích luỹ trong cơ thể làm kéo dài tác dụng (morphin, tetracyclin, digitalis trợ tim…).

    3. Thải qua sữa

     Các chất tan mạnh trong lipid, có trọng lượng phân tử dưới 200 thƣờng dễ dàng thải qua sữa (barbiturat, CVPS, tetracyclin, các alcaloid…).
     Sữa có pH acid thấp hơn huyết tƣơng nên các thuốc là base yếu có thể có nồng độ trong sữa cao hơn trong huyết tương và các thuốc là acid yếu thì có nồng độ thấp hơn.

    4. Thải qua phổi

    Phổi thải qua các chất bay hơi như rượu, tinh dầu thảo mộc và hoạt chất của chúng (eucalyptol, menthol..), các chất khí như là  protoxyd nitơ, halothan, cacotyl (trong củ tỏi) và các dung môi bay hơi (benzen, triclorethylen…)

    5. Thải qua các đường khác

     Thải qua mồ hôi : iodid, bromid , hợp chất kim loại nặng, As, quinin, long não,
    acid benzoic, rƣợu ethylic, sulfamid…
     -Thải qua da, sừng, lông tóc: hợp chất As , F