Cây long não
Tên khoa học là: Cinnamomum camphora Nees et Eberm.
Thuộc họ long não – Lauraceae.
Đặc điểm thực vật:
Long lão là cây thân gỗ, có thể cao đến 15 m; vỏ cây dày và bị nứt nẻ. Lá mọc so le, gân chính ở giữa, 2 gân phụ ở hai bên; cuống lá dài. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa có màu vàng lục và nhỏ.
Từ lâu đời long não đã được trồng để lấy camphor; các nước trồng nhiều như Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, Đài Loan, Bắc Mỹ,…
Ở nước ta cây được trồng từ thời Pháp thuộc; hiện nay được trồng ở các tỉnh miền núi hoặc làm cây bóng mát ở các thành phố lớn.
Trồng trọt:
Cây long não được trồng bằng quả, lấy quả của những cây trên 50 tuổi gieo trong vườn ươm tới khi cây cao chừng 50 – 70 cm rồi đem trồng.
Khai thác:
Người ta thường khai thác gỗ của những cây long não đã già từ 25 năm tuổi trở nên.
Lá cây có thể lấy quanh năm.
Bộ phận dùng:
Lá và gỗ cây long não để cất tinh dầu.
Camphor và các thành phần khác có trong cây.
Thành phần hoá học:
Tinh dầu trong đó thành phần chính là camphor, bên cạnh đó còn có cineol, terpineol, safrol, nerolidol.
Từ gốc đến ngọn hàm lượng tinh dầu giảm dần.
Theo nghiên cứu gần đây của Việt Nam, hiện nay ngoài cây long não cho camphor ra còn có các cây khác trong lá không có camphor và về mặt hình thái thực vật chúng không có gì khác biệt.
Năm 1967, dựa vào thành phần hoá học của tinh dầu lá, người ta đã chia làm 5 typ long não như sau:
Cây long não Linalol: tinh dầu lá chứa 80% linalol.
Cây long não Cineol: 76% cineol.
Cây long não Serquiterpen: 40 – 60 % nerolidol.
Cây long não safrol: 80% safrol.
Cây long não Eucamphor: chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic.
Công dụng:
Gỗ và lá long não là nguyên liệu để cất tinh dầu camphor.
Camphor là chất có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, tim, hệ hô hấp; là thuốc sát khuẩn đường hô hấp.
Tinh dầu long não dùng để làm dầu cao xoa bóp.
Ngày nay, người ta cong trồng long não như 1 loại cây bóng râm, lấy cây còn có tác dụng hấp thụ các ion kim loại nặng giúp làm sạch môi trường.
copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn