Cây táo ta
Contents
Đặc điểm thực vật cây táo:
Cây nhỡ cao khoảng 2 – 5 m, cành có gai. Lá hình trứng, mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới có 1 lớp lông trắng, gõ 3 gân dọc nổi rõ.
Kiểu hoa dạng xim, có màu vàng xanh.
Quả táo thuộc loại quả hạch, vỏ ngoài trơn bóng, thịt quả ăn được, có vị chua, hơi ngọt.
ở nước ta hiện nay, đã nhân giống được nhiều chủng táo mới sai quả, quả to, vị ngọt đem lại hiệu quả kinh tế cao như táo Gia Lộc, táo má hồng.
Bộ phận dùng:
Hạt táo hay còn gọi là toan táo nhân ,bên trong có chứa nội nhũ trắng đục dính vào 2 lá mầm có chứa nhiều dầu.
Lá.
Thu hái:
Lấy hạt: Vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Sau khi lấy quả thì thu hoạch lá.
Chế biến:
Để lấy hạt, người ta xay cho vỡ vỏ hạch lấy nhân hạt, sau đó phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 -60oC.
Thành phần hoá học:
Hạt táo có chứa các Saponin, peptid alkaloid, chất béo, vitamin C.
Vỏ thân chứa các peptid alkaloid, acid Betulinic.
Lá có Rutin.
Tác dụng, công dụng:
– Thí nghiệm trên chuột: cho thấy dịch chiết nước toan táo nhân của Trung Quốc có tác dụng an thần, tác dụng này giống kiểu tác dụng của thuốc ngủ nhóm Barbiturat. Saponin và Flavon C- glycosid được biết là có tác dụng an thần.
– Tại Hàn Quốc, 1 nghiên cứu khác cho rằng chất có tác dụng an thần lại là các peptid alkaloid với vai trò chính của sanjonin A.
Người ta cho rằng, nếu hạt táo được sao theo chế biến của Đông y thì sanjonin A sẽ chuyển thành 1 chất có tên là Ah1, chất này sẽ cho tác dụng an thần tốt hơn.
– Acid Betulinic trong vỏ thân táo đang được quan tâm vì nó có tác dụng trên nhiều dòng tế bào ung thư như u tuỷ, leukemia, carcinoma: đầu, cổ, trực tràng, vú, phổi, gan, buồng trứng, tiền liệt tuyến, thận; ….Nó được xem như 1 nhân tố triển vọng trong việc nghiên cứu các hoạt chất có tác dụng chống ung thư vì khả năng tác động chọn lọc trên các tế bào ác tính. — Ngoài ra, acid Betulinic không gây độc.
– Trong y học dân tộc, hạt táo được dùng làm thuốc an thần khi bệnh nhân mất ngủ, suy nhược thần kinh, hồi hộp.
Trong dân gian, lá táo có tác dụng chữa hen, dị ứng. Dạng dùng sắc uống hoặc chế thành siro.