Contents
Đặc điểm thực vật:
- Cây thân thảo, thường mọc thành cụm với nhau, gồm nhiều chồi ngắn dài khác nhau mọc ngầm
- Thân vuông cao khoảng 0,3- 0,7 m, cây thường phân nhánh
- Lá hình ngọn giáo hoặc hình thuôn dài khoảng 4-6 cm, rộng khoảng 1,5- 2,5 cm, có màu xanh hoặc hơi hồng
- Hoa: màu trắng nhỏ, hoặc màu hồng, tím, thường mọc thành cụm dày đặc
- Thân có lông
- Có mùi thơm
- Hoa thường nở tháng 6- tháng 9
Bộ phận dùng của cây bạc hà:
- Hay dùng lá
- Phần trên mặt đất( gọi là bạc hà)
Thu hái và nơi trồng:
- Cây thường mọc ở vùng lạnh như châu âu, vùng ôn đới châu á
- Nước ta cây được nhập và trồng từ lâu, ở nhiều nơi
- Trồng bằng thân cây trên mặt đất
- Thường trồng vào đất xốp, ẩm, trồng quanh năm
- Khi cây bắt đầu ra nhánh hoặc ra hoa thì có thể thu hái, sấy khô ở 30- 40 độ C hoặc phơi dưới trời nắng
- Sau khi thu hoach tiếp tục chăm sóc phần còn lại để cây tiếp tục phát triển
Thành phần hóa học của cây
- Toàn cây chứa: 0.5-1,5 % tinh dầu
- Tinh dầu: 65-85% menthol, methyl acetat, menthon, pinen, limonen, và flavonoid
Tính vị và tác dụng của cây:
- Cây có vị cay mát, mùi thơm
- Tác dụng: hạ sốt, nhanh ra mồ hôi, dịu đau họng, tốt cho tiêu hóa, chống dị ứng
- Tinh dầu có tác dụng: sát khuẩn, gây tê, liều cao có thể gây ức chế trung tâm hô hấp và tuần hoàn gây ngừng thở và ngừng tim
- Tinh dầu kích thích tiết dịch tiêu hóa , có tác dụng tốt trong tiêu hóa, đặc biệt sự tiết mật, chống co thắt ruột. ngoài ra còn tác dụng chống và tiêu viêm
Công dụng và chỉ định phối hợp của bạc hà:
- Điều trị: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau viêm họng, sốt, ho
- Có tác dụng trong giai đoạn đầu của sởi khi nốt chưa vỡ ra, do kích thích nốt vỡ nhanh
- Điều trị khó tiêu, đầy bụng, ăn uống kém
- Có tác dụng trong dị ứng
- Hay dùng hãm uống để kích thích tiêu hóa, trướng bụng, khó tiêu
- Nước xông bạc hà khi kết hợp với tinh dầu khác có tác dụng tốt trong điều ftrij acmr cúm, sổ mũi, nhức đầu
- Tinh dầu sát khuẩn, xoa bóp bên ngoài giảm đau
- Nước cất bạc hà sau khi gạn tinh dầu rất thơm, dùng khoảng 1-2 ml tinh dầu cho vào nước nóng pha thuốc súc miệng, đánh răng rất tố
- Uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần uống 2-3 thìa kích thích tiêu hóa
- Uống 4-6 thìa nếu đau bụng ỉa chảy
- Cồn bạc hà: lá bạc hà cân 50 g, tinh dầu bạc hà khoảng 50 g, rượu 1lits, ngày dùng nhiều lần, cho vào nước sôi mỗi lần 5-10 giọt cũng làm dịu cơn đau bụng ỉa chảy
1 số đơn thuốc và lưu ý:
- Cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu: cân 5 g bạc hà, hạt quan âm, cúc vàng mỗi vị 10g, kinh giới 7g, kim ngân hoa 15 g. sắc lấy nước uống
- Đau viêm họng: bạc hà cân 5g, ngưu bàng, cát cánh, cam thảo mỗi vị cân 10g, sắc nước uống
- Phụ nữ cho con bú không nên dùng, vì làm giảm bài tiết sữa.