Tác dụng của cây hoàng cầm là gì ?

0
917
cây hoàng cầm
Rate this post

Cây hoàng cầm
Tên khoa học là: Radix Scutellariae.
Thuộc họ hoa môi – Lamiaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây hoàng cầm

Hoàng cầm thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm. Thân có 4 cạnh, các lá mọc đối dài và rộng. Phiến lá hình mũi mác hẹp, gần như không cuống, mép nguyên và có lông.
Hoa hình môi và có màu xanh lơ. Ở ngọn, hoa mọc hướng về 1 phía. Mỗi nách có 1 hoa.

Bộ phận dùng:

Rễ cây hoàng cầm.

Thu hái:

Lấy rễ vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Rễ đào về, cắt bỏ rễ con, đem phơi đến gần khô thì đập bỏ lớp vỏ ngoài rồi lại phơi khô.

Đặc điểm của dược liệu:

Dược liệu hình chuỳ, có vết tích của rễ con, có thớ gố vặn. Mặt ngoài dược liệu có màu vàng thẫm, giòn, dễ bẻ. Khi bẻ ra , bên trong có màu vàng, ở giữa có lõi màu nâu hay các vụn mục màu nâu đen.
Nếu ẩm, mặt bẻ dược liệu sẽ chuyển sang màu xanh vàng.
Vị dược liệu đắng.

Chế biến:

Rễ hoàng cầm được ngâm nước 1 lúc vớt ra, để thành đống qua 1 đêm cho mềm sau đó thái lát phơi khô.
Chú ý : không nên phơi dược liệu lâu dưới nắng to, khi đó màu dược liệu sẽ bị sẫm.
Chế “ tửu hoàng cầm”: hoàng cầm thái lát, đem tưới rượu cho ướt rồi trộn đều, dùng lửa nhỏ sao qua rồi lấy ra phơi khô.
100g hoàng cầm cần 10 -15 g rượu.
Chế “ hoàng cầm thán” : hoàng cầm thái lát, đem sao ở lửa cho đến khi cháy xém nhưng vẫn tồn tính, phun nước vào sau đó lấy ra phơi khô.

Thành phần hoá học:

Rễ có chứa các flavonoid như baicalein, baicalin, oroxylin A, baicalein – 7 – O – glucosid,…. Ngoài ra còn có tanin.

Công dụng:

Rễ hoàng cầm có công dụng hạ nhiệt, giảm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, làm chậm nhịp tim.
Tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn ruột, an thần, kháng khuẩn.
Dạng cồn thuốc để chữa cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu.
Dùng kéo dài không thấy tác dụng phụ.
Hoạt chất Baicalein trong hoàng cầm đã được chiết xuất và chuyển dạng este phosphat, dùng trong chữa các bệnh dị ứng.
Y học dân tộc, hoàng cầm dùng để chữa sốt, mụn nhọt, tiêu chảy, chảy máu cam, động thai.