Tác dụng của sắn dây

0
566
cây sắn dây
Rate this post

Dược liệu chứa cacbohydrat
Cây sắn dây ( Radix Puerariae

Đặc điểm thực vật:

 Sắn dây thuộc loại cây dây leo, thân dài.
Lá kép, có 3 lá chét. Cuống lá ở giữa dài, cuống 2 lá còn lại ngắn.
Hoa màu xanh hoặc  có màu  tím, mọc thành chùm ở kẽ lá. Hoa nở vào mùa hè.
Quả đậu, nhiều lông.
Củ sắn dây to, dài và nặng, có nhiều xơ.

cây sắn dây

Bộ phận dùng và cách chế biến:

Rễ củ, thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.
Cát căn là dược liệu chế biến từ củ sắn bằng cách: củ sắn thu hái về rửa sạch. Bóc lớp vỏ ngoài, xắt thành từng khúc dài khoảng 15 cm. Với những củ to, bổ dọc củ thành các thanh dày khoảng 1cm. đem các miếng sắn dây đi xông diêm sinh rồi phơi hoặc sấy khô.
Chú ý: nên chọn loại củ trắng, có ít xơ là tốt nhất.
Bột sắn dây :
Củ sắn dây đem cạo sạch vỏ, mang đi xay nát. Cho nước vào, khuấy đều, lọc, vắt lấy nước và loại bỏ bã. Tiếp tục lấy bã thêm nước vào lọc và vắt lấy nước như lần trước. Làm lại khoảng 2 – 3 lần để thu được nhiều bột.
Gộp dịch lọc thu được, đem lọc qua lớp vải dày hơn để loại cắn, sau đó để lắng. Gạn lấy phần tinh bột màu trắng rồi đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học có trong rễ sắn dây ( củ sắn )

Tinh bột, isoflavonoid ( puerarin ), daidzin, daizein,…

Công dụng:

Theo y học cổ truyền, cát căn tác dụng chữa sốt, đau đầu, nóng trong người, phát ban, sởi mọc, táo bón,…
Theo kinh nghiệm dân gian hay dùng bột sắn dây pha nước uống thêm đường để giải nhiệt hoặc cho vào chè đỗ đen để uống cũng có tác dụng thanh nhiệt.
Hoa sắn dây được sử dụng làm thuốc giã rượu.
Tác dụng dược lý:
Puerarin hấp thu tốt qua tiêu hoá khi cho người tình nguyện uống. Daizein có tác dụng kiểu estrogen. Các nghiên cứu gần đây cho biết trên những bệnh nhân bị bệnh mạch vành khi cho uống cát căn hoặc tiêm Puerarin thì làm giảm nhẹ cơn đau.
Nguyên nhân do thuốc có tác dụng giãn mạch vành, hạ huyết áp, giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim.