Contents
Thải trừ thuốc qua thận qua 3 con đường :
- Lọc qua cầu thận
- Tái hấp thu ở ống thận
- Vận chuyển tích cực ở ống thận
1/ lọc qua cầu thận :
Áp dụng: cho những chất tan trong nước và có trọng lượng phân tử từ 100-200 Dalton.
Vận chuyển thuốc qua màng lọc phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Kích thước của phân tử và kích thước lỗ màng lọc. Các thuốc có KLPT lớn không thể qua màng trong điều kiện bình thường ,khi màng lọc bị tổn thương, bị viêm hay sự xuất hiện cuả protein trong nước tiểucũng là dấu hiệu cho thấy các phân tử lớn đi qua.
+ Áp lực lọc: khi suy thận làm áp suất lọc giảm dẫn đến giảm thanh lọc thuốc. Áp lực lọc cũng phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ thuốc 2 bên màng.
2/tái hấp thu qua ống thận :
Đây là quá trình vận chuyển ngược thuốc từ nước tiểu vào máu làm giảm thải trừ thuốc.
Quá trình này tuân theo quy luật vận chuyển các chất mang qua màng theo cơ chế khuếch tán thụ động,1 phần thuốc được thải trừ sẽ được tái hấp thu vào máu.
Áp dụng cho các thuốc tan trong lipit không bị ion hoá ở pH =5-6 như phenobarbital, các salicylat. Các base yếu không được tái hấp thu.
Xảy ra ở ống lượn gần và xa, phụ thuộc vào pH nước tiểu :
+ Khi base hoá nước tiểu thì các acid yếu sẽ bị thải trừ nhanh vì bị ion hoá nhiều nên giảm tái hấp thu.
+ Ngược lại, khi kiềm hoá nước tiểu thì các thuốc base sẽ bị thải trừ nhiều hơn. Vì vậy được ứng dụng trong điều trị ngộ độc.
3/ bài xuất thuốc ở ống thận:
– Cơ chế : vận chuyển tích cực qua màng.
Thuốc qua màng nhờ gắn vào protein nằm ở màng tế bào (chất mang ). Protein sau khi gắn thuốc biến đổi và đẩy thuốc qua kênh.
– Đặc điểm của kiểu vận chuyển này:
+ Có tính đặc hiệu.
+ Tính bão hoà.
+ Tính cạnh tranh: 2 thuốc cùng gắn vào 1 chất mang khi có mặt đồng thời của cả 2 chất này tại màng tế bào.
Ví dụ: Dùng thiazid kéo dài trên nền 1 bệnh nhân bị gout, do phải thải trừ thiazid nên cơ thể giảm thải trừ acid uric làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gout cấp.
+ Có thể bị ức chế bởi 1 chất hoá học nào đó.
Quá trình này xảy ra chủ yế ở ống lượn gần, có 2 hệ vận chuyển khác nhau : 1 hệ cho các anion như penicillin, thiazid và 1 hệ cho các cation như morphin, thiamin,…
Ý nghĩa lâm sàng :
+ Tiết kiệm thuốc trong điều trị.
+ Ứng dụng trong điều trị ngộ độc.
+ Trong trường hợp suy thận cần giảm liều dùng.