THIAZOLIDINEDIONE LÀ THUỐC GÌ

0
1700
thuốc thiazolindion
Rate this post

 

 

thuốc thiazolindion

Dược động học

-Hấp thu:

Sau 30 phút xuất hiện trong huyết tương nếu uống lúc đói. Nồng độ ca nhất đạt được sau 2 giờ. Nên uống cách xa bữa ăn vì thức ăn ảnh hưởng đến thời gian đạt nồng độ đỉnh, có thể chậm hơn 3 đến 4 giờ. Thuốc và chất chuyển hóa của nó ổn định trong cơ thể lên đến 7 ngày, đặc biệt là chất chuyển hóa III và IV.

-Phân bố:

Liên kết rất mạnh với protein huyết tương: khoảng 99% và liên kết chủ yêu với albumin. Chất chuyển hóa III, IV cũng liên kết rất mạnh.

-Chuyển hóa:

Chuyển hóa qua 2 pha:

+ pha 1: phản ứng thủy phân và oxy hóa thông qua Enzym CYP2C8, CYP3A4.

+ pha 2: phản ứng liên  hợp với axit glucuronic và sulfate

  • Thải trừ:

Thải trừ cả dạng chất mẹ và chất chuyển hóa qua nước tiểu(15-30% chất mẹ). hầu hết được thải qua đường mật dạng nguyên vẹn hoặc dạng đã chuyển hóa

Chất chuyển hóa III và IV thải qua thận không ảnh hưởng đến bệnh nhân bị suy thận ở các cấp độ từ nhẹ đến vừa.

  • Bệnh nhân suy gan thì nồng độ đỉnh đạt được giảm 45%, nhưng diện tích dưới đường cong không thay đổi. nhưng vẫn nên tránh sử dụng cho bệnh nhân có bệnh suy gan hoặc nguy cơ suy gan, bệnh nhân có nồng độ transaminase tăng cao hơn so với bình thường 2,5 lần.
  • Nồng độ đỉnh và diện tích dưới đường cong của thuốc tăng 20-60% ở phụ nữ
  • Cần phải nhận định từng trường hợp để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả hợp lí và an toàn

    Cơ chế tác dụng:

Có 3 thụ thể trên nhân tế bào: PPAR anpha, PPARsigma, PPARRgama

-TZDs gắn chủ yếu vào thụ thể PPARRgama  theo cơ chế sau: thụ thể này chủ yếu ở mô mỡ, ít gặp ở gan và cơ. Nó hoạt hóa GLUT4 tăng nhập và sử dụng glucose trong tế bào. Tại các tế bào mô mỡ trưởng thành, tăng hấp thu axit béo và lipid, cân bằng chu kì glucose-axit béo trong cơ thể

-Ngoài ra thuốc còn làm tăng sản xuất adiponectin, làm tăng hoạt động của insulin.

 Đặc điểm tác dụng:

  • Tác dụng hạ đường huyết thường chậm hơn thuốc khác, tác dụng tối đa đạt được sau 2- 3 tháng
  • Các cá thể khác nhau thì điều trị đạt hiệu quả khác nhau. Vì vậy phải xem xét tính đáp ứng của từng bệnh nhân để có sự lựa chọn thuốc phù hợp. nếu sau 3 tháng mà chưa có hiệu quả điều trị thì nên đổi thuốc khác.

Chỉ định

  • Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có hoặc không có béo phì mà dùng metformin không đáp ứng hoặc không có hiệu quả
  • Phối hợp với các thuốc đái tháo đường khác để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất
  • Thường kết hợp với insulin để giảm được liều của insulin, kiểm soát đường máu rất tốt tuy nhiên tác dụng không mong muốn phải theo dõi là phù ngoại biên

Tác dụng không mong muốn:

  • Tác dụng hay thấy trên tim mạch như: phù, suy tim xung huyết, giảm nồng độ Hb
  • Tăng nguy cơ bị gãy xương gấp 2 lần, nguyên nhân có thể do làm giảm mật độ khoáng trong xương
  • Nguy cơ ung thư bàng quang do thải trực tiếp chất mẹ qua đường niệu

    Chống chỉ định:

  • Suy tim xung huyết
  • Đái tháo đường typ 1
  • Bệnh lí về gan: xơ gan, ung thư gan…
  • Suy tim độ 3,4