Thuốc cốm và phương pháp sản xuất

0
6342
thuốc cốm
Thuốc cốm và phương pháp sản xuất
1 (20%) 1 vote

Đại cương về thuốc cốm

Thuốc cốm cho trẻ em
  1. Định nghĩa :

 

thuốc cốm là dạng thuốc rắn, được điều chế từ bột thuốc và tá dược dính tạo thành các hạt đường kính 1-2mm; hoặc sợi ngắn xốp. Thường dùng để uống, thích hợp cho trẻ em

  1. Ưu điểm của thuốc cốm:

  • Một số dược chất không bền ở dạng lỏng; có thể bào chế thành dạng cốm pha hỗn dịch, dung dịch
  • Dược chất có mùi vị khó uống có thể bào chế cốm pha siro; cốm sủi bọt
  • Tá dược độn thường dùng là các loại đường, ngọt kết hợp điều vị
  • Đối với một số chất có độ trơn chảy kém, ko làm dạng thuốc bột, có thể chuyển sang dạng cốm
  1. Thành phần chính của thuốc cốm gồm:

  • Bột thuốc
  • Tá dược dính
  • Tá dược khác: mùi, vị, rã, ổn định, gây thấm, trơn; chống dính,..
  1.  Phương pháp bào chế thuốc cốm

    1. Phương pháp xát hạt qua rây

    • Trộn bột kép: chung
    • Tạo khối ẩm-xát hạt

    + Mục đích: tạo liên kết các tiểu phân

    +khi xát thành sợi cốm thì mức độ liên kết các tiểu phân bọt phải cao hơn xát thành hạt

    +sau khi trộn tá dược dính, nên để khối ẩm ổn định, và xát hạt qua cỡ rây 1-2mm

    +Thiết bị: thiết bị tạo hạt cao tốc

    Cấu tạo: buồng chứa khối bột; có hệ thống dao cắt; cánh đảo

    Nguyên tắc hoạt động: Khi cho khối bột vào, dao cắt có thể ngừng hoạt động hoặc tốc độ chậm; khi cho hết vào cả hai đều hoạt động. Dao cắt để cắt các cục vón lại; dòng khí nóng cung cấp để sấy khô luôn. Sau khi nhào xong, xả ra cửa xả.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cốm

    -Tốc độ trộn

    -Tốc độ phun tá dược dính

    -Thời gian nhào ẩm

    • Sấy hat-sửa hạt: khi đến hàm ẩm dưới 5%, sửa hạt qua cỡ rây quy định để loại bỏ bột mịn và cục vón.
    1. Phương pháp phun sấy

    • Cấu tạo: Thiết bị phun sấy gồm các bộ phận chính: bình chứa dịch phun sấy, bơm nhu động, vòi phun dịch, buồng sấy, thiết bị thổi gió nóng; bình chứa sản phẩm. (Vẽ hình)
    • Nguyên lí hoạt động: Dạng hỗn dịch của thuốc và tá dược trong dung dịch dính được phun sấy trong thiết bị phun sấy dưới dạng phun mù hoặc giọt nhỏ để bốc hơi trong luồng không khí nóng; các giọt nhỏ được khô ngay lập tức thành các tiểu phân hình cầu. Các tiểu phân được tách khỏi hỗn hợp bằng cách thổi qua cyclon. Kích thước của tiểu phân phụ thuộc vào kích thước của vòi phun; tốc độ phun; nồng độ của hỗn dịch
    • Ưu điểm:

    + Hạt tồn tại trong buồng sấy rất ngắnàđây là phương pháp tạo hạt tốt cho những dược chất không bền bởi nhiệt

    +hạt tạo ra có hình giống hình cầu, có khả năng chảy tư do và tính chịu nén cao.

     

    Thiết bị tầng sôi:

    • Cấu tạo: Vẽ hình: Slide thuốc cốm thầy Chiến
    • Nguyên tắc hoạt động: Phương pháp tạo cốm trong máy sấy tầng sôi là quá trình kết tập các tiểu phân bột lơ lửng trong buồng sấy nhờ luồng không khí cấp vào buồng sấy và bằng chất lỏng (tá dược dính) được phun vào buồng sấy. Các tiểu phân bột khi lơ lửng trong buồng sấy được thấm ướt từ từ với dung dịch tá dược dính và trở nên có khả năng dính với các tiểu phân khác để từ từ tạo thành hạt cốm.

    Trong phương pháp này, quá trình tạo cốm được tiến hành trong thiết bị sấy tầng sôi có súng phun tá dược dính. Việc cấp tá dược dính bằng súng phun có thể tiến hành theo cách phun từ trên xuống, phun ngang hoặc phun từ dưới lên vào trong buồng sấy có chứa hỗn hợp bột.

    • Có thể tạo cốm trong thiết bị sấy tầng sôi bằng 2 cách:

      thiết bị tầng sôi
    • Tạo cốm khô: Trong quá trình này các tiểu phân bột chỉ cần được làm ẩm vừa phải để có thể kết dính được với nhau. Dung dịch tá dược dính sẽ được phun vào khối bột trong buồng sấy với tốc độ thấp hơn hoặc bằng tốc độ bay hơi của dung môi tá dược dính. Như vậy hạt cốm luôn ở trạng thái “khô” trong suốt quá trình tạo cốm.
    • Tạo cốm ướt: Trong quá trình này các tiểu phân bột cần được làm đủ ấm để có thể kết dính được với nhau. Phun tá dược dính vào khối bột với tốc độ lớn hơn tốc độ bay hơi dung môi cho đến khi khối bột đủ ấm.
    • Ưu điểm:

    +Quá trình tạo cốm diễn ra nhanh, hao phí và chi phí lao động thấp

    +Nguyên liệu chịu ảnh hưởng của nhiệt trong thời gian ngắn

    +Có thể kiểm soát được lượng ẩm trong cốm một cách chính xác

    +Có thể thu hồi được dung môi

    +tạo được hạt có nhiều lớp

    +Có thể tự động hóa quá trình, kiểm soát được điều kiện ảnh hưởng

    • Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cốm:

    +công thức: lượng tá dược dính, độ nhớt

    +quy trình: tốc độ phun dịch; kích thước súng phun; tốc độ gió; thời gian sấy; nhiệt độ sấy

    (tự phân tích)

    Đóng gói và kiểm tra chất lượng

    • Liều dùng môt lần: đóng vào túi thiếc
    • Dùng nhiều liều: đóng vào chai nhựa có chia vạch
    • Phần kiểm tra chất lượng : các tiêu chí:

    +Hàm lượng nước dưới 5%

    +Độ đồng đều khối lượng : RSD<5%

    +Độ hòa tan

    +Độ rã của cốm sủi bọt.