Contents
Đại cương:
Thuốc hành huyết là những vị thuốc để chữa những bệnh gây ra do huyết ứ
Nguyên nhân gây huyết ứ có nhiều: do sang chấn, do viêm nhiễm, do co mạch, do xơ vữa động mạch,…đều dùng thuốc hành huyết để chữa
Tác dụng chung :
– Chữa các cơn đau tạng phủ hay tại chỗ, do sung huyết phù nề chèn ép vào các đoạn thần kinh cảm giác như cơn đau dạ dày, cơn đau do viêm nhiễm, thống kinh cơ năng, sang chấn do chấn thương
– Chống viêm nhiễm gây sưng, nóng, đỏ, đau và có tác dụng thúc đẩy hiệu lực các thuốc kháng sinh giải độc trong mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp
– Chữa một số trường hợp xuất huyết do sung huyết gây thoát quản như rong kinh, rong huyết, trĩ chảy máu, chảy máu dạ dày, đái ra máu do sỏi
– Điều hoà kinh nguyệt chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh
– Chữa phù dị ứng nổi ban do histamin làm giãn mao mạch, gây ứ huyết thoát quản huyết tương
– Chữa tăng huyết áp
Phân loại :
Căn cứ vào độ mạnh yếu người ta chia thuốc hành huyết làm 2 loại
– Thuốc hoạt huyết: tác dụng nhẹ
– Thuốc phá huyết: tác dụng mạnh
– Chữa một số trường hợp xuất huyết do sung huyết gây thoát quản như rong kinh, rong huyết, trĩ chảy máu, chảy máu dạ dày, đái ra máu do sỏi
– Điều hoà kinh nguyệt chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh
– Chữa phù dị ứng nổi ban do histamin làm giãn mao mạch, gây ứ huyết thoát quản huyết tương
– Chữa tăng huyết áp
Chú ý khi sử dụng thuốc hành huyết
– Phải phối hợp với thuốc chữa nguyên nhân:
+ Nếu do nhiễm trùng phải phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc hoặc thanh nhiệt táo thấp
+ Nếu do dị ứng do phong phải kết hợp thuốc khu phong; dị ứng do huyết hư phối hợp với thuốc bổ huyết
+ Nếu xuất huyết phải kết hợp thuốc chỉ huyết
– Muốn tăng tác dụng của thuốc hành huyết, người ta thêm một số thuốc hành khí theo nguyên tắc “khí hành thì huyết hành”
– Phụ nữ có thai thận trọng khi dùng thuốc hành huyết, nhất là không được sử dụng các thuốc phá huyết như tam lăng, nga truật, tô mộc,…
1.1 ĐAN SÂM
Là rễ phơi khô của cây Đan sâm Salvia multiorrhiza, họ Bạc hà Lamiaceae
TVQK: đắng, hơi lạnh; tâm, can, tâm bào lạc
CN, CT:
– Hoạt huyết trục huyết ứ: chữa sưng đau ứ huyết do sang chấn; chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều, thai chết lưu, đẻ xong ứ huyết, đau khớp và đau các dây thần kinh
– Bổ huyết: dùng với bệnh thiếu máu, đặc biệt đối với bệnh nhợt nhạt, xanh xao của phụ nữ chưa chồng
– Dưỡng tâm an thần: dùng trong các bệnh tâm hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh (bổ huyết); còn dùng trong bệnh co thắt mạch vành tim (hoạt huyết)
– Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi nhiệt vào dinh phận (trong ôn bệnh) gây sốt cao, vật vã, trằn trọc,…hoặc dùng khi sang lở, mụn nhọt
Liều dùng: 8-20gam/ngày
Tác dụng dược lý
– Chất tanshinon II natri sulfonat trong đan sâm có t/d ổn định màng hồng cầu in vitro, làm tăng sức kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết gây ra bởi dung dịch nhược trương, nhiệt lượng, pH thấp hoặc saponin
– Đan sâm làm tăng sức chịu kéo dãn và phục hồi sau kéo dãn của màng hồng cầu
– Các chất miltiron và salvinon có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu in vitro
– Chất 3,4 dihydroxyphenyllactic trong rễ đan sâm gây giãn động mạch vành lợn cô lập, đối kháng với t/d gây co mạch của morphin và propranolol
– Cao đan sâm có t/d hạ sốt ở thỏ, chống viêm ở chuột cống trắng có viêm khớp nhiễm khuẩn và ở chuột cống trắng có viêm tai gây bởi dầu ba đậu
– Nước sắc rễ đan sâm làm giảm lượng GPT huyết thanh tăng cao và giảm biến đổi bệnh lý ở thỏ có tổn thương gan cấp tính gây bởi CCl4. Trong lâm sàng, đan sâm cũng có t/d phục hồi chức năng gan và dự phòng xơ hoá gan
nguồn link: thuốc hành huyết