thuốc hóa đàm

0
709
đàm
Rate this post
đàm

ĐẠI CƯƠNG

YHCT quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính, sản sinh ra trong quá trình hoạt động của lục phủ ngũ tạng, chất dịch đó bị ngưng đọng lại thành đàm

Người ta chia làm 2 loại là đàm hữu hình và đàm vô hình

Đàm hữu hình có thể thấy nó dưới dạng chất nhầy, đục do nôn ra, khạc ra hay nghe thấy tiếng lọc xọc trong cổ, ngực khi ho, khi thở

Đàm vô hình là chỉ người bệnh có biểu hiện chứng trạng như váng đầu, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, tức ngực, tâm phiền, mê sảng

Đàm ngưng đọng tại bộ phận nào thì gây bệnh cho bộ phận đó

– Ở não: gây động kinh, điên giản

– Ở đường tiêu hoá gây tích trệ, nôn oẹ, tỳ vị hư

– Đàm kết lại vùng dưới tâm: ngực, bụng trên đầy trướng, ách tắc

– Ở phế thì gọi là đờm gây bệnh cho đường hô hấp. Đàm ở phế (đờm) liên quan đến ho,  suyễn

Thuốc chữa đàm chia ra 2 nhóm lớn: Thuốc ôn hoá hàn đàmthuốc thanh hoá nhiệt đàm.

Vấn đề kết hợp thuốc trong điều trị đàm

Trương Cảnh Nhạc nói đàm không sinh ra bệnh mà bệnh sinh ra đàm”, vì vậy điều trị đàm phải tìm tới nguyên nhân để kết hợp thuốc điều trị cho đúng

– Thuỷ thấp đình trệ trong tỳ vị gây đàm dùng táo thấp hoá đàm

– Chân âm của phế bất túc, hư hoả nung nấu tân dịch gây đàm nên nhuận táo hoá đàm

– Tiêu hoá không tốt, ăn uống đình trệ thành đàm thì dùng thuốc tiêu thực hoá đàm

– Khí uất không thông, tân dịch ngưng tụ gây nên uất đàm nên lý khí hoá đàm

– Đàm kết thành hạch nên dùng thuốc nhuyễn kiên hoá đàm

– Thuộc nhiệt thì thanh hoá nhiệt đàm, thuộc hàn thì ôn dương hoá đàm

– Kèm ngoại cảm thì tuyên tán hoá đàm

– Kèm nội thương, nên bổ chính hoá đàm

– Kết rắn mà không tiêu hoá, nên tẩy rửa công trục

Những phương pháp trên phải vận dụng linh hoạt trên cơ sở phân biệt hư thực, nhận rõ hoãn cấp, xem rõ nguyên nhân gây nên đàm

Các vị thuốc hóa đàm

Là các vị thuốc có tính ấm hoặc nóng dùng để chữa các chứng hàn đàm. Biểu hiện:

– Do tỳ vị dương hư không vận hoá được thuỷ thấp, ứ lại thành đàm, đờm dễ khạc, mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng

– Hàn đàm ứ lại ở phế gây ho, hen suyễn;

– Hàn đàm ứ tại kinh lạc gây các khớp sưng đau;

– Hàn đàm đọng ở thịt gây thành bệnh âm trở (đau các bắp thịt ê ẩm nhưng đau không nhất định chỗ nào)

1.1 BÁN HẠ NAM

Dùng rễ của cây bán hạ Typhonium trilobatum, họ Ráy Araceae

TVQK: cay, ấm, có độc gây ngứa; tỳ, vị

CN, CT: – Làm ráo thấp, trừ đàm, chỉ ho: dùng trong chứng đàm thấp, biểu hiện ho có nhiều đàm; dùng chữa viêm phế quản mãn tính (xem bài Nhị trần thang)

– Giáng nghịch cầm nôn: chữa nôn mửa do lạnh, nôn mửa ở phụ nữ có thai

– Giải độc: chữa rắn cắn sưng đau, dùng củ tươi đắp vào

Liều dùng: 4-12g

Kiêng kỵ: những người có chứng táo nhiệt không nên dùng, người có thai dùng thận trọng

Chú ý:

Ngoài bán hạ nam còn dùng bán hạ bắc là củ của cây Pinellia ternata, cùng họ Ráy

Khi dùng bán hạ phải qua khâu chế biến, có các loại pháp bán hạ, khương bán hạ, khúc bán hạ (xem phần chế biến)

Tác dụng dược lý – Bán hạ nam chưa qua chế biến sẽ làm chim bồ câu, chuột lang nôn mạnh, chuột nhắt bị ho. Qua chế với gừng hoặc sắc trên 12h, dịch bán hạ lại có tác dụng cầm nôn và chỉ ho

1.2 BẠCH GIỚI TỬ

Là hạt của cây cải bẹ Brassica alba, họ Cải Brassicaeae

TVQK: cay, ấm; phế (phế, vị)

CN, CT:

– Khử đàm, chỉ ho: dùng đối với bệnh ho do hàn đàm ngưng đọng tại phế, hoặc suyễn tức, nhiều đàm mà loãng, ngực đau đầy trướng (xem bài Tam tử thang)

– Hành khí, giảm đau: chữa chứng âm trở do đàm bên trong da gây đau vùng lưng, chân tay, cổ gáy, gân cốt, đau không nhất định

– Tiêu ung nhọt, tán kết: Chữa nhọt lúc ban đầu hoặc nhọt bọc, áp xe lạnh- Bạch giới tử nghiền bột, hoà với giấm, bôi vào chỗ nhọt mới mọc

Tác dụng dược lý

– Tác dụng kích thích: hoạt chất sinigrosid gặp nước và men myrosin có sẵn trong hạt cải canh sẽ thuỷ phân cho allyl isothioacyanat (còn gọi là tinh dầu mù tạc) là chất có tác dụng kích thích mạnh. Trên da gây cảm giác nóng, làm da đỏ, gây phồng rộp da, phỏng mụn nước. Mù tạc với liều vừa phải tăng cường tiết dịch vị, làm giảm nhịp tim và có t/d chống nấc. Liều cao kích thích dạ dày, ruột gây nôn mửa

– Chú ý trong nhiều cây họ cải (có cả bạch giới tử) có chứa các chất kháng giáp trạng