Đại cương:
– Cảm mạo phong nhiệt là thời kì đầu bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm: sốt, hơi ớn lạnh (ít), nhức đầu, mắt đỏ, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng hay trắng dày, chất lưỡi đỏ mạnh phù sác.
– Thúc mọc các nốt ban chẩn( sởi, thủy đậu) (khí không mọc được do vệ khí bị uất)
– Chữa ho, viêm họng, viêm phế quản do phong nhiệt.
– Một số có tác dụng giải dị ứng, lợi niệu
– Hạ sốt.
Một số vị thường dùng :
1- CÁT CĂN
Radix puerariae
Pueraria lobata (Willd.) ohwi. syn P. thomsoni Benth. Họ đậu Fabaceae.
TVQK: Tân, cam; bình; tỳ, vị.
CN: Tán phong nhiệt, nhuận cân giải kinh, sinh tân chỉ khát, giải độc thấu chẩn, thanh tràng trị lỵ, thanh tâm nhiệt, thăng vị khí
CT: – Chữa cảm phong nhiệt: sốt cao, phiền khát, đau đầu (đặc biệt vùng chẩm, gáy)
– Giúp sởi mọc hoàn toàn: Dùng bài cát căn thang (cát căn 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, thuyền thoái 4g, liên kiều 16g, uất kim 8g, cam thảo 4g, cát cánh 8g)
– Sinh tân dịch chỉ khát, cầm ỉa chảy: do tỳ vị hư yếu không đưa được tân dịch lên
– Giải cơ phát biểu
Kiêng kỵ: Dùng sống trụy thai
Hải Thượng Lãn Ông viết: “….Đau đầu do bệnh thái dương mắc chưa truyền vào dương minh thì không nên dùng cát căn,….
….Ma hoàng phát tán ở kinh thái dương, kiêm vào phế kinh- phế chủ lông da; cát căn chữa bệnh ở dương minh, tỳ chủ da thịt, tuy cùng có tác dụng phát tán, song hướng đi khác nhau”
Tác dụng dược lý
– Daidzin, dadzein chiết từ cát căn có tác dụng làm giãn sự co thắt các ĐM đáy mắt. Flavonoid toàn phần làm tăng lưu lượng máu não, chứng minh tác dụng giảm đau đầu của cát căn
– Flavonoid /cát căn làm tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản, ứng dụng chữa đau thắt mạch vành.
– Hạ nhiệt với thỏ đã gây sốt thực nghiệm bằng pyrogen chuẩn.
– Daidzein có tác dụng giải cơn co quắp do acetylcholin
2- CÚC HOA
Dùng hoa của cây cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L. hoặc cây cúc hoa trắng C. sinense.
TVQK: Tân, cam, khổ, bình; phế, can, thận, tỳ.
CN: Tán phong nhiệt, thanh can minh mục, hạ áp và giải độc trị nhọt.
CT: – Cảm mạo phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ đầu. PH Tang diệp, Bạc hà, bài tang cúc ẩm. Nhức đầu chóng mặt, viêm màng tiếp hợp cấp. PH thuốc bổ âm, thanh can: Mạn kinh tử, Long đởm, Hạ khô thảo, Thục địa (kỷ cúc địa hoàng hoàn).
– Cao huyết áp do can hỏa vượng: PH Câu đằng, Thiên ma, Hòe hoa.
– Mụn nhọt, dị ứng ngứa: Kim ngân, Kinh giới, Thương nhĩ tử.
– Chứng đinh độc có thể lấy lá cúc hoa giã với rượu lấy nước uống, bã đắp ngoài
Liều dùng 10-15g/ngày dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, dương hư, đau đầu do phong hàn.
Tác dụng dược lý
– Glycosid /Cúc hoa có tác dụng hạ huyết áp trên người
– Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn
– Trên chuột cống trắng có td lợi tiểu nhẹ
– Mụn nhọt, dị ứng ngứa: Kim ngân, Kinh giới, Thương nhĩ tử.
– Chứng đinh độc có thể lấy lá cúc hoa giã với rượu lấy nước uống, bã đắp ngoài
Liều dùng 10-15g/ngày dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn, dương hư, đau đầu do phong hàn.