thuốc thanh nhiệt táo thấp

0
674
thanh nhiệt cơ thể
Rate this post

thanh nhiệt cơ thể

Thuốc thanh nhiệt táo thấp 

– Là loại thuốc có tác dụng thanh phần nhiệt, táo phần thấp trong chứng bệnh “thấp nhiệt”

– Bệnh thâp nhiệt thường xảy ra ở một số tạng phủ nhất định như can đởm thấp nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang thấp nhiệt: Viêm bàng quang, viêm thận, viêm niệu đạo, viêm loét tử cung, tinh hoàn, viêm gan virus, viêm túi mật, đường dẫn mật, ỉa chảy do lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm da, viêm tuyến mang tai,…

– Chú ý: các loại thuốc này thường vị đắng tính hàn nên không dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận hoá của tỳ vị.

– Trên thực tế lâm sàng hay dùng lẫn thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt giải độc nên có tài liệu xếp vào 1 nhóm.

4.1 HOÀNG LIÊN

Dùng rễ cây thổ hoàng liên, hoàng liên gai thay thế

TVQK: đắng, tính hàn; tâm, tỳ, vị

CN, CT: – Thanh nhiệt táo thấp: trừ viêm ruột, lỵ, lỵ ra máu (cả lỵ amip và trực trùng); vị nhiệt gây nôn lợm; can đởm thấp nhiệt

– Giải độc hạ hoả: có khả năng giải độc mạnh, dùng  đối với chứng nhiệt độc như ung nhọt bên trong, tà nhiệt thiêu đốt, sốt cao mê sảng phát cuồng

– Thanh tâm trừ phiền: Dùng khi tâm hoả thịnh dẫn đến chứng tim hồi hộp, loạn nhịp, người bồn chồn, buồn bực, mất ngủ, niêm mạc miệng lưỡi bị  lở phồng dộp,…

– Chỉ huyết: Cầm máu khi sốt nhiễm trùng gây chảy máu

Liều lượng: 6-12g/ngày, dùng sống hoặc sao

Kiêng kỵ: Người vị hàn nôn mửa. Dùng lâu dài làm tổn thương khí của tỳ vị

Tác dụng dược lý Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc hoàng liên và dung dịch berberin có t/d kháng khuẩn, phổ rất rộng. Với các độ pha loãng, dịch chiết hoàng liên ức chế TK lỵ 1/5120; PK tả 1/640; Liên cầu B 1/1280;…

– Tác dụng kháng virus: nước sắc hoàng liên với nồng độ 50% thí nghiệm trên phôi gà có tác dụng ức chế phát triển của virus cúm PR8, 56S8, P.M.

– Tác dụng kháng amip: Trên chuột nhắt trắng liều 50mg/kg ức chế sự sinh trưởng của amip

– Tác dụng ức chế khối u trên thực nghiệm

– Tác dụng hạ huyết áp

– Tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Hạ cholesterol máu (thử trên thỏ ăn thức ăn giàu cholesterol)

– Tác dụng lợi mật

– Tác dụng hạ đường huyết trên chuột

– Tác dụng hạ thân nhiệt

4.2 LONG ĐỞM THẢO

Dùng rễ của một số loài long đởm

TVQK: đắng, hàn; can, đởm, bàng quang

CN, CT: – Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, trừ hoả độc ở can đởm: Dùng khi can hoả dẫn đến đau mắt đỏ, viêm kết mạc. Hoặc can đởm thấp nhiệt, viêm gan vàng da

– Thanh phế hoả: Dùng trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan; ngoài ra còn dùng trong viêm tai giữa , tai có mủ, bệnh viêm tinh hoàn cấp tính

– Bình can hạ áp: Dùng điều trị huyết áp thể can dương thịnh

Liều lượng 4-12g

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, âm hư phát sốt không nên dùng. Dùng lâu ảnh hưởng đến tiêu hoá

Tác dụng dược lý 

– Kích thích tiết dịch vị: Liều nhỏ làm tăng tiết acid dịch vị nên kích thích tiêu hoá, liều cao kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn (do chất glycosid đắng gentiopicrin)

– Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc long đởm thảo ức chế trực khuẩn mủ xanh, lỵ, tụ cầu vàng.

nguồn link : thuốc thanh nhiệt táo thấp