Thuốc thanh nhiệt

0
483
thuốc thanh nhiệt
Rate this post
thuốc thanh nhiệt

Đại cương

Theo YHCT nhiệt có thể chia thành 2 loại;

– Sinh nhiệt: Nhiệt để duy trì sự sống của cơ thể

– Tà nhiệt: Nhiệt xấu, gây ra bệnh tật co cơ thể. Lại chia làm 2 loại

+ Nhiệt này có thể do mất cân bằng âm dương trong cơ thể (âm hư hoả vượng, can hoả vượng, tâm hoả vượng,…) gây ra.

+ Hoặc do từ ngoài đưa vào, cảm phải các khí ôn nhiệt làm cơ thể sốt cao, miệng khô khát, muốn uống nhiều nước mát. Nếu nhiệt nhập vào phần dinh, phần huyết gây phát ban, sốt cao mê sảng, nặng thì hôn mê bất tỉnh.

Các trường hợp táo bón do đại trường thực nhiệt, tiểu vàng nóng đỏ, ngứa lở phát ban có thể là 1 trong 2 loại tà nhiệt nói trên (VD: người thận âm hư cũng có thể gây tiểu vàng, ngắn, đỏ; tà nhiệt từ bên ngoài như thấp nhiệt ở thận và bàng quang- tương đương chứng viêm nhiễm, cũng gây triệu chứng gây tiểu buốt, xót, vàng ngắn, đỏ)

Thuốc thanh nhiệt  là loại thuốc dùng để loại trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể hoặc lấy lại sự thăng bằng âm dương trong cơ thể

Thuốc thanh nhiệt là một nhóm thuốc lớn, được chia làm 5 loại tương ứng với các loại hình nhiệt.

Bao gồm các thuốc:

  – Thanh nhiệt giải thử

  Thanh nhiệt giải độc: Do nhiệt độc gây các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm

  – Thanh nhiệt giáng hoả (tả hoả): Do hoả tà phạm vào phần khí hay kinh dương minh

  – Thanh nhiệt táo thấp: Do thấp nhiệt gây các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá, tiết niệu, gan mật,…

  – Thanh nhiệt lương huyết: Do huyết nhiệt, tạng nhiệt hoặc bệnh thuộc phần dinh, phần huyết của ôn bệnh (các bệnh nhiễm trùng, virus)

Phối hợp thuốc

Chú ý: – Phối hợp các loại thuốc thanh nhiệt với nhau và với các loại thuốc khác tuỳ chứng cụ thể       – Một vị thuốc thanh nhiệt có nhiều tác dụng. VD Huyền sâm thanh nhiệt tả hoả, thanh huyết nhiệt, thanh nhiệt giải độc, sinh tân dịch- dưỡng huyết- bổ thận âm

– Thuốc thanh nhiệt tính hàn lương ảnh hưởng đến tỳ vị, không nên dùng lâu dài hoặc phải thêm truật, thảo. Một số vị thuốc phải thêm gừng cho dễ uống, tránh nôn

– Không dùng khi bệnh còn ở biểu

– Các hiện tượng dương hư, hiện tượng giả nhiệt cấm dùng thanh nhiệt. Âm hư gây nhiệt thì dùng bổ âm

 

Một số vị thường dung

  1. HÀ DIỆP (LÁ SEN)

Là lá sen, thường dùng ở dạng tươi của cây sen Nelumbo nucifera, họ Sen Nelumbonaceae

TVQK: đắng, bình; can, tỳ, vị

CN: Thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết

CT:– Thanh nhiệt giải thử: Dùng khi cảm thử nhiệt gây đau đầu, miệng khô, họng khát, tiểu tiện ngắn đỏ. Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước uống. Co thể phối hợp lô căn tươi, hoa bạch biển đậu

– Chỉ huyết: lá sen tươi 80g sao cháy, trắc bách diệp 16g, ngải diệp 12 g (sao đen), sinh địa 40g. Sắc uống

1.2 DƯA HẤU (TÂY QUA)

Dùng ruột quả và vỏ quả cây dưa hấu Citrullus vulgaris (=C. lanatus); họ Bầu bí Curcubitaceae

TVQK: ngọt, nhạt, hàn; tâm, vị

CN: Thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt lợi niệu

CT:– Thanh nhiệt giải thử: Dùng khi say nắng, ra nhiều mồ hôi, tâm phiền, miệng khát. Lấy dịch tươi uống. Có thể phối hợp dịch sắc của hà diệp tươi, kim ngân hoa, hoa biển đậu tươi, búp lá tre tươi, sắc uống

– Thanh nhiệt lợi niệu: Viêm cầu thận cấp: Vỏ quả dưa hấu 200g, sắc với nước, chia làm 4 lần uống trong ngày

– Thanh nhiệt lợi niệu: Dùng trong bệnh thấp nhiệt, hoàng đản, bụng trướng, tiểu tiện không thông dùng bài Tây qua tán

– Giải tửu độc: Ép dưa hấu lấy nước uống để giảm say rượu

Liều dùng 40-100g

Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, bệnh hàn thấp

Tác dụng dược lý

– Do thành phần có chứa các vitamin A, C, caroten, đường, acid hữu cơ, B1, B2, Ca2+, Mg2+,… giúp cho việc bổ sung tân dịch hao tổn