Thuốc trừ phong thấp

0
399
thuốc điểu trị phong thấp
Rate this post

Thuốc trừ thấp là thuốc có khả năng trừ được tà thấp

Thuốc được chia làm 3 loại

  – Thuốc trừ phong thấp (phát tán phong thấp)

  – Thuốc hoá thấp

  – Thuốc lợi thấp

thuốc điểu trị phong thấp

1. THUỐC TRỪ PHONG THẤP

Định nghĩa

Thuốc trừ phong thấp là những vị thuốc chữa các chứng bệnh do phong thấp xâm phạm vào kinh lạc, cân, cơ, xương, khớp,… mà YHCT gọi là chứng tý

Một số tài liệu xếp thuốc trừ thấp vào nhóm thuốc phát tán (phát tán phong hàn, phong nhiệt, phong thấp)

Ứng dụng lâm sàng

Để chữa các bệnh về khớp đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, thoái khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, bệnh dị ứng nổi ban

Vấn đề phối hợp thuốc

Để tăng tác dụng của thuốc chữa phong thấp cần phối hợp một số thuốc khác

Thuốc hoạt huyết: để chống sưng đau, nhanh chóng đưa thuốc đến nơi cần chữa bệnh (trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt): ngưu tất, khương hoàng, đan sâm, kê huyết đằng,…

– Thuốc lợi niệu (lợi niệu thẩm thấp) để trừ thấp ra ngoài, làm giảm phù tại chỗ như ý dĩ, trư linh, tỳ giải,…

– Thuốc kiện tỳ để tỳ mạnh, vận hoá thuỷ thấp ra ngoài (vì tỳ ghét thấp và chủ việc vận hoá thuỷ thấp) như bạch truật, phục linh

– Thuốc bổ can huyết: để nuôi dưỡng cân trong các trường hợp teo cơ, cứng khớp (vì can chủ cân) như hà thủ ô, đương quy

– Thuốc bổ thận: trong trường hợp các bệnh xương khớp mạn (vì thận chủ cốt tuỷ) như đỗ trọng, cẩu tích, tục đoạn

– Thuốc thông kinh hoạt lạc (khi chứng tý do phong hàn thấp gây ứ đọng ở kinh lạc gân xương) như quế chi, tế tân

– Thuốc thanh nhiệt táo thấp: khi viêm khớp có sưng nóng đỏ đau

– Thuốc bổ âm sinh tân dịch như sinh địa, bạch thược,…để hạn chế tác dụng phụ làm hao tổn tân dịch của một số vị thuốc phát tán phong thấp khác

Một số vị thuốc thường dung:

1.1 HY THIÊM

Là bộ phận trên mặt đất phơi khô của cây hy thiêm Siegesbeckia orientalis, họ Asteraceae

TVQK: đắng, lạnh; can, thận

CN, CT:

– Trừ phong thấp: đặc biệt phong thấp thể nhiệt tức là viêm khớp cấp, viêm khớp dạng thấp có sưng, nóng, đỏ, đau

– Chữa đau các dây thần kinh

– Bình can tiềm dương: dùng trong các bệnh đau đầu hoa mắt, chân tay tê dại, cao huyết áp

– Giải độc: chữa mụn nhọt, dị ứng

Liều dùng: 8-16g/ngày

Tác dụng dược lý

– Hy thiêm có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết

– Lá hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính trong thí nghiệm gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin

– Trên chuột cống trắng được gây tăng lipid máu thực nghiệm, hy thiêm có tác dụng giảm cả 3 chỉ số: mức cholesterol máu, tỷ số beta/alpha lipoprotein, và mức lipid máu toàn phần

1.2 NGŨ GIA BÌ

Là vỏ thân hoặc vỏ rễ của các loài ngũ gia bì (ngũ gia bì hương, ngũ gia bì gai, ngũ gia bì chân chim) Acanthopanax spp, họ Ngũ gia bì Araliaceae

TVQK: cay, ấm; can, thận.

CN, CT:

– Khu phong chỉ thống: chữa đau khớp và đau dây thần kinh, đau các cơ do lạnh

– Bổ dưỡng khí huyết: dùng khi cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, mệt mỏi

– Kiện tỳ cố thận: dùng cho các trường hợp da thịt teo nhẽo, bại liệt, liệt ở trẻ em, trẻ em chậm biết đi, hoặc các chứng thận dương suy kém dẫn đến di tinh, liệt dương,…

Liều dùng: 6-12 gam

Tác dụng dược lý

– Ngũ gia bì có độc tính thấp, có tác dụng kích thích tâm thần, làm giảm trầm uất thí nghiệm trên chuột; còn làm tăng thích nghi, tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh không đặc hiệu (quá lạnh, nóng, vận động quá mức, các chất độc, vi khuẩn, ung thư,…).

Chia sẻ
Bài trướcThuốc hóa thấp
Bài tiếp theoKhó thở