Tiểu đường thai kì

0
644
tiểu đường
Rate this post
tiểu đường

Đái tháo đường thai kỳ.

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán: Theo WHO, ADA: uống 75 gr đường
Thời điểm ĐH: WHO ĐH: ADA
Lúc đói 5,3 mmol/l 5,3 mmol/l
1 giờ 10,0 mmol/l 10,0 mmol/l
2 giờ 8,6 mmol/l 8,6 mmol/l
3 giờ 7,8 mmol/l

 

Phân loại

  • Phụ nữ có thai kèm theo có Đái tháo đường được chia thành 2 loại:
  • Phụ nữ bị bệnh Đái tháo đường trước khi có thai (Pregestational diabetes),

  • khoảng 2 – 4 /1000 phụ nữ có thai, đa số là Đái tháo đường typ I, Đái tháo đường typ II thường ở phụ nữ nhiều tuổi hơn hoặc béo phì.
  • Đái tháo đường ở phụ nữ khi có thai (Gestational diabetes mellitus)

  • là những phụ nữ nhận biết Đái tháo đường lần đầu trong thời kỳ mang thai, có khoảng 3 % thai phụ mắc phải chứng bệnh này.
  • Đái tháo đường khởi phát do quá trình phát triển thai, nhu cầu năng lượng của thai phụ tăng, nhu cầu insulin tăng.
  • Giai đoạn sau của thai kỳ nhu cầu về insulin của thai phụ tăng gấp hơn 2 lần bình thường, đồng thời ở cơ thể thai phụ 1 số hormon có tác dụng kháng insulin. Cơ thể thai phụ không đáp ứng đủ nhu cầu lượng insulin, đường huyết sẽ tăng cao -> xuất hiện Đái tháo đường
  • Các phụ nữ được xếp vào nhóm nguy cơ cao bao gồm:
  • Phụ nữ béo phì.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh Đái tháo đường .
  • Tiền sử sinh con trên 4 kg.?

Nhiều thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát đường huyết kém có trọng lượng to so với tuổi thai. Thai to là hậu quả của 1 chuỗi các bất thường: đường huyết của mẹ cao -> đường huyết của thai cao -> tăng tiết insulin ở thai -> kích thích thai phát triển to. Một số nguyên nhân gây thai to khác như một số chất chuyển hoá qua được rau thai, ví dụ các a xít a min chuỗi nhánh có tác dụng kích thích tiết sinh insulin, hoặc các lipid qua được rau thai có thể đóng góp vào việc tích trữ mỡ nhiều ở thai

– Ngược lại, thai của một số bà mẹ bị Đái tháo đường lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, có thể do sự kém tưới máu nuôi dưỡng cho tử cung-nhau thai. Một nguyên nhân khác là do kiểm soát đường huyết quá chặt (đường huyết sau ăn trung bình < 6,1 mmol/l) cũng làm thai kém phát triển Khi làm siêu âm thấy tất cả các đường kính thai nhi đều có thể dưới mức bình thường nhưng vòng bụng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

  • Tiền sử xảy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Trước những năm 1970, tỉ lệ thai chết lưu ở những phụ nữ bị Đái tháo đường trong 3 tháng cuối của thai kỳ là hơn 5%. Các nguyên nhân chính gây chết thai là dị tật bẩm sinh, suy hô hấp thai hoặc người mẹ bị nhiễm toan xê tôn. Một số trường hợp chết thai có liên quan đến sản giật hoặc tiền sản giật, là 1 biến chứng khá phổ biến ở những sản phụ bị Đái tháo đường . Ngày nay nhờ được chẩn đoán sớm hơn và kiểm soát đường huyết tốt hơn nên tỉ lệ này giảm xuống rõ rệt.

.Mục tiêu đường huyết

– Các BN Đái tháo đường thai kỳ phải được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn trong  một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi

Đường huyết lúc đói < 5,8mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn 7,8mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2mmol/l. Cũng không nên để mức đường huyết lúc đói thấp 3,4 mmol