vài nét khái quát về người cao tuổi

0
382
Người cao tuổi
Rate this post
  1. Thế nào là người cao tuổi

Người cao tuổi bao gồm tập hợp những người từ 60 tuổi trở lên (theo quy ước chung của Liên hợp quốc và Pháp lệnh người cao tuổi của nước ta)

2. Dịch tễ

Nhìn chung theo thống kê thì nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới do vậy trong số người cao tuổi thì ta gặp cụ bà nhiều hơn cụ ông

Sự phân bố người cao tuổi không đồng đều giữa các vùng địa lý trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau. Theo thống kê ước tính tỷ lệ người cao tuổi nhiều nhất ở Đông Á (29,89%), Nam Á (27,44%), sau đó là Châu Âu (11,51%), Châu Phi (9,09%), châu Mĩ La Tinh (8,32%), Bắc Mỹ (6,82%) và ít nhất ở châu Úc (0,57%) vào năm 2015

Sự phân bố người cao tuổi cũng không giống nhau ở thành thị và nông thôn, số người cao tuổi ở thành thị ngày càng nhiều hơn nông thôn do nhiều yếu tố về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hiểu biết điều kiện kinh tế xã hội.

Ở Việt Nam (1999), tổng số dân là 76.327.900 người, số người từ 60 tuổi trở lên là 6.199.600 người (8,12%), trong đó nam chiếm 41,53% còn nữ chiếm 58,54%

3. Đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi

Qua một thời gian dài phát triển và tồn tại qua nhiều năm thì cơ thể có những thay đổi nhất định dẫn đến tuổi già, đó là quá trình lão hóa, quá trình này diễn ra ở mức tế bào, mô và cơ quan. Lão hóa liên quan với những biến đổi nhịp sinh lý của các mô, khả năng phục hồi nhịp sinh lý chậm chạp. Khi tuổi đã cao, sự già hóa bao quanh tất cả các cơ quan, hệ thống cả về hình thái lẫn chức năng. Ngoài ra tuổi càng tăng thì sự cân bằng nội môi càng giảm dẫn đến tình trạng rối loạn cân bằng nội môi kéo dài là nguyên nhân gây ra bệnh tật ở người cao tuổi.

Bên cạnh đó, tình trạng loãng xương ở người cao tuổi cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại và quan tâm, đó là sự giảm cả về mật độ và chất lượng xương điều này làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy thậm chí gãy xương có thể xảy ra chỉ với 1 sang chấn nhẹ dẫn đến tỉ lệ gãy xương người cao tuổi chiếm tỉ lệ khá cao. Đây chính là 1 trong những yếu tố liên quan làm cho tỉ lệ chấn thương gãy xương ở người cao tuổi mà đặc biệt là gãy xương trở nên nguy hiểm và phổ biến gây tai biến và biến chứng cao.

4. Đặc điểm bệnh lý ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi có sự giảm khả năng các quá trình tự điều chỉnh thích nghi của cơ thể, giảm khả năng hấp thu và dự trữ các chất dinh dưỡng đồng thời có rối loạn chuyển hóa, giảm phản ứng tự vệ đối với các yếu tố như nhiễm khuẩn, nhiễm độc… do đó tuổi cao không phải là bệnh nhưng tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển đặc biệt là các bệnh nội khoa khác nhau.

Tính chất đa bệnh lý: người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh kết hợp cùng một lúc do đó phải hết sức thận trọng trong khám, chẩn đoán và điều trị tránh những sai sót đáng tiếc

Ở người cao tuổi, bệnh thường không điển hình do đó dễ si lạc chẩn đoán cũng như đánh giá, tiên lượng do vậy cần phải tỉ mỉ có những kiến thức sâu rộng

Khả năng phục ở người già là hồi kém: do đặc điểm cơ thể già đã suy yếu đồng thời lại mắc nhiều bệnh cùng một lúc, trong đó có nhiều bệnh mạn tính nên mặc dù đã qua giai đoạn cấp tính nhưng thường phục hồi rất chậm do đó việc điều trị và phục hồi chức năng sẽ là rất khó khăn.