Tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng với cơ thể sống. Những nguyên tố này tồn tại trong cơ thể với một lượng nhất định, khi thiếu hoặc thừa một lượng rất nhỏ cũng có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Cùng tìm hiểu các nguyên tố hóa học quan trọng trong cơ thể người.
-
Kẽm (Zn)
– Vai trò:
- Tham gia thành phần cấu trúc của tế bào
- Tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm
- Duy trì chức năng của hàng lọat các cơ quan
- Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của ARN và AND truyền tín hiệu và biểu hiện gen.
- Điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết
- Tăng cảm giác ngon miệng khi ăn nên rất quan trọng vơi trẻ em.
- Là một yếu tố quan trọng trong chức năng của tuyến tiền liệt và phát triển của cơ quan sinh dục.
– Hậu quả khi thừa hoặc thiếu kẽm:
+ Thiếu:
- Khi thiếu kẽm gây cảm giác biếng ăn nên suy thoái, kém phát triển và sinh trưởng ở trẻ nhỏ.
- Giảm khả năng sinh dục nam và nữ.
- Gây suy giảm miễn dịch, dễ viêm loét và chậm lành vết thương
- Còi xương, kém ăn, rối lọan chuyển hóa, kém hấp thu.
+ Thừa:
- Ngăn chặn sự hấp thu của Fe, Cu.
– Thực phẩm: Các thực phẩm giàu kẽm như củ cải, đậu hà lan, đậu nành, thịt heo, bò, sò, lòng đỏ trứng, …
– Ứng dụng:
- ZnSO4 làm thuốc nhỏ mắt sát trùng, làm thuốc nôn.
- ZnO2 dùng băng bó vết thương nhiễm trùng, vết bỏng.
- ZnO dạng thuốc mỡ, hồ bôi, bột rắc dùng điều trị nhiễm khuẩn da, vết bỏng nông, da khô.
-
Sắt (Fe)
– Vai trò:
- Điều chỉnh sự phát triển của tế bào
- Thành phần cấu tạo hemoglobin, dùng để vận chuyển O2
- Thành phần cấu tạo nên nhiều enzim oxy hóa như xitocrom, catalaza, peroxidaza.
- Vận chuyển điện tích trong hô hấp.
- Duy trì sức khỏe hệ miễn dịch
– Hậu quả khi thừa họac thiếu sắt:
+ Thừa:
- Tăng nồng độ Fe tự do máu thai nhi và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ, gây cản trở quá trình tạo huyết ở thai, dẫn đến sinh con thiếu cân, tăng nguy cơ tử vong chu sản.
+ Thiếu:
- Khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu giảm, gây thiếu O2 ở các cơ quan ( tim, cơ, não), dẫn đến tim đập nhanh, giảm sức đề kháng và suy tim ở trẻ.
- Chậm phát triển thể chat, hay buồn ngủ.
- Ảnh hưởng phát triển lông, tóc móng.
- Gây thiếu máu ở bà bầu, dễ sinh non.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thông minh của trẻ.
– Thực phẩm: Thực phẩm bổ sung sắt như thịt nạc, gan, rau rền, rau muống, sữa bột, ngũ cốc,…
-
Mangan (Mn)
– Vai trò:
- Họat hóa nhiều enzim tham gia tổng hợp protein, hemoglobin, insulin.
- Tham gia điều hòa chức năng sinh dục
- Làm tăng họat tính nnhiều vitamin.
- Tạo ure từ ammoniac
- Tham gia duy trì cấu trúc chính xác của AND và ARN
– Hậu quả khi thừa hoặc thiếu Mangan:
+ Thừa:
- Nếu quá dư thừa Mangan dẫn đến nhiễm độc với các triệu chứng như: rối lọan thần kinh động vật, Tổn hại thận, hệ tim mạch, đường hô hấp, tinh hoàn, rối lọan kinh nghuyệt, rụng trứng hoặc làm chết thai nhi.
+ Sự thiếu hụt Mn ít khi xảy ra
– Thực phẩm: Một số thực phẩm giàu Mangan như các lọai hạt, đậu nành, lúa, cây đinh hương, các lọai rau củ quả,…
– Ứng dụng:
- KMnO4 được sử dụng làm thuốc sát trùng, để rửa vết thương, vết loét, rửa dạ dày khi bị ngộ độc xianua, sát trùng nước, morphin.
- Các muối MnCl2, MnSO4, mangan gluconat được đưa vào các chế phẩm để bổ sung khoáng chất trong viên bổ tổng hợp dự phòng.
Hãy cùng đón đọc các nguyên tố tiếp theo nhé!