Viêm amidan-Những điều bạn nên biết

0
748
viem amidan
Rate this post

 

Viêm amidan là tình trạng viêm cấp tính của tuyến hạnh nhân miệng. Bệnh khá phổ biến ở trẻ em trên 7 tuổi và người lớn, thường xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi thất thường nhất là về mùa lạnh.

amidan lúc bình thường và khi bị sưng

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do thời tiết trở lạnh, các vi khuẩn virut ở họng dễ xâm nhâp vào và gây bệnh.
  • Do bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm như phát ban, sởi, cúm có bội số nhiễm một số vi khuẩn như liên cầu hay tụ cầu.
  • Do vị trí của Amidan nằm trên ngã tư đường ăn-đường thở và cấu trúc có nhiều khe hốc nên vi khuẩn có thể trú ẩn và phát triển.
  • Sử dụng thuốc lá, bia, rượu và các thức uống chứa cồn.

Triệu chứng:

  • Cơ thể bị sốt cao, có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu hóa, đau đầu.
  • Bị đau họng, cảm giác đau tăng lên khi nuốt hoặc ho. Với trẻ em thì có thể kèm theo ho hay là chảy nước mũi,…
  • Khi khám thường thấy amidan sưng to và đỏ, mọc mủ bao xung quanh bề mặt amidan, sưng hạch bạch huyết.

    hình ảnh amidan bị sưng lên

Biến chứng

Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 5 ngày nhưng cũng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang,.. biểu hiện thường thấy là đau rát cổ họng, ho, nhức đầu, sốt cao,…
  • Viêm khớp: thường bị sưng, nóng đỏ và đau ở khớp tay, chân hay đầu gối, người mệt mỏi.
  • Viêm thanh quản, khí quản…
  • Viêm cầu thận: đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất do viêm amidan gây nên, người bệnh thường bị phù chân, phù mặt…
  • Áp xe amidan: bệnh không được chữa trị kịp thời gây viêm nhiễm, tạo mủ xung quanh khiến người bệnh bị đau vùng họng, sưng họng.

Điều trị:

  • Thường xuyên khám và điều trị các bệnh tai mũi họng, chế độ ăn nghỉ hợp lí, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Trong đợt viêm cấp: giữ ấm, vệ sinh họng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lí rửa mũi hay sử dụng các dung dịch sát khuẩn.
  •  Bệnh cần được điều trị sớm để tránh chuyển sang giai đoạn mãn tính, có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt.
  • Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. Vì các khuẩn thường gặp trong trường hợp này là cầu khuẩn Gram (+), do đó cần lựa chọn kháng sinh có phổ thích hợp.
  •  Phẫu thuật cắt bỏ amidan: cho trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, amidan phì đại, bị biến chứng hay khi điều trị viêm amidan không hiệu quả.

Chú ý: viêm amidan hay gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy sử dụng thuốc cho đói tượng này, cần đặc biệt lưu ý các thuốc chống chỉ định cho những đối tượng này (thuốc ho, thuốc kháng sinh, thuốc co mạch tại chỗ…)

Copy ghi nguồn: https://thuocbietduoc.edu.vn/