Xử trí say nắng say nóng

0
583
say nắng
Rate this post

SAY NẮNG, SAY NÓNG

say nắng

Khái niệm:

  • 2 hiện tượng rất hay gặp trong mùa hè đặc biệt là những ngày nhiệt độ lên cao gần 40 độ C và kéo dài. Con người có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, đâu đầu, khát nước, ngất, nặng hơn là đột qụỵ tử vong, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tổn thương thần kinh trung ương không thể hồi phục.
  • Cần nhìn ra điều kiện thời tiết dễ bị say nắng để có biện pháp che chắn, xử trí kịp thời

Nguyên nhân:

Say nắng:

  • Lao động quá lâu, liên tục ngoài trời nắng, tia nắng trực tiếp chiếu vào sau gáy
  • Trung tâm điều nhiệt bị tổn thương chấn động, cơ thể bị ra mồ hôi nhiều, mất nước nhiều.
  • Gây biểu hiện rõ rệt và nhanh, dấu hiệu tổn thương thần kinh sớm có thể hồi phục hoặc không, gây tụ máu màng cứng, trong não

Say nóng:

  • Mất nước, rối loạn điều hòa thân nhiệt, vận mạch rối loạn
  • Do trung tâm điều nhiệt không thích nghi được với nhiệt độ quá nắng bên ngoài
  • Ánh nắng mặt trời, độ nóng gây stress
  • Nhiệt độ ngoài trời quá cao, làm việc quá lâu dưới trời nắng, trong các hầm mỏ làm tích tụ nhiều nhiệt, nhiệt sinh ra cũng lớn so với nhiệt tỏa ra
  • Mất nước là chủ yếu

Biểu hiện:

  • Thân nhiệt tăng cao
  • Tăng thải mồ hôi, mất nước nhiều, gây mất khối lượng tuần hoàn, trụy mạch, rối loạn điện giải nặng, tử vong nếu không bù được kịp thời
  • Rối loạn chức năng các cơ quan: tim mạch, hô hấp, thần kinh, vận động…
  • Biểu hiện nhẹ: nhịp tim tăng, tăng thở, hồi hộp đánh trống ngực
  • Biểu hiện nặng: hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân không vận động linh hoạt, khó thở tăng lên, chuột rút
  • Nghiêm trọng gây ngất, hôn mê trụy tim mạch, tử vong

Xử lí cấp cứu:

  • Sơ cứu nhanh, đưa bệnh nhân vào chỗ râm mát
  • Giảm nhiệt cho nạn nhân: cởi quần áo, uống nước muối loãng, mát , chườm đá lạnh tại các động mạch lớn hoặc chỗ tỏa nhiệt nhiều như cổ, nách, trán
  • Đặt ống thở, hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân hôn mê, thở khó, truyền nước và điện giải
  • Dùng paracetamol hạ sốt, có co giật thì dùng thuốc chống co giật kịp thời
  • Ăn hoa quả để bổ sung nước và dinh dưỡng

Dự phòng:

  • Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng
  • Nghỉ ngơi sau 1-2 h làm việc tránh tiếp xúc liên tục ngoài nắng
  • Uống đủ nước, tốt nhất là nước muối
  • Trang bị quần áo, mũ nón để chống nắng
  • Côn nhân trong lò cần làm thoáng không gian làm việc, có cửa thông khí, điều hòa nếu có điều kiện