Cây ma hoàng chữa bệnh gì ?

0
600
cây ma hoàng
Rate this post

Cây ma hoàng
Có nhiều loài ma hoàng như thảo ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, trung gian ma hoàng,… đều thuộc họ ma hoàng – Ephedraceae.

Đặc điểm thực vật:

cây ma hoàng

Cây thảo ma hoàng hay còn gọi là xuyên ma hoàng là loại cây thân thảo, nhỏ và sống nhiều năm, cây cao trung bình khoảng 30 cm. Thân cây hình trụ, ít phân nhánh, mọc bò, thân hoá gỗ, có màu vàng xám và có nhiều đốt. Lá mọc đốt, thỉnh thoảng mọc vòng 3 lá 1, lá mỏng, lá thường thoái hoá thành vảy.
Hoa đực, hoa cái mọc khác cành.
Quả thịt, lúc chín có màu đỏ chứa 2 hạt và hơi thò ra ngoài.
Cây mộc tặc ma hoàng hay còn gọi là mộc ma hoàng hay sơn ma hoàng là loại cây nhỏ, thân hoá gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều nhánh. Thân cây có đốt ngắn, có các rãnh dọc, màu xanh xám hoặc hơi trắng. Lá hình tam giác, đầu lá không cuộn lại; hoa đực, hoa cái mọc khác cành. Quả thịt, hình cầu, bên trong có chứa hạt.
Trung gian ma hoàng là loại cây nhỏ, thân có đốt dài, có nhiều rãnh dọc, lá dài và ngọn lá nhọn.

Phân bố:

Không có ở nước ta.
Ma hoàng mọc ở châu Á chứa nhiều hoạt chất nên được dùng làm thuốc, có nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất của cây ma hoàng, nếu dùng rễ thì gọi là ma hoàng căn.

Thu hái, chế biến:

Dược liệu được thu hái vào mùa thu rồi đem phơi khô.
Yêu cầu dược liệu: thân hình trụ, dài, dẹt, có khi phân nhánh bên ngoài có màu vàng lục đến vàng bẩn, có rãnh dọc. Gióng giòn, dễ bẻ gẫy, bên trong có màu đỏ nâu, mùi thơm nhẹ và có vị hơi đắng.

Thành phần hoá học:

Các alcaloid gồm có ephedrin, metylephedrin, norephedrin, ephedroxan,… Ngoài ra còn có tanin, flavonoid, tinh dầu, aicd hữu cơ.
Hàm lượng alcaloid thay đổi tuỳ theo loài, tuổi, thời gian thu hái.

Tác dụng, công dụng:

Tác dụng của ma hoàng là do ephedrin.
Ephedrin có tác dụng tương từ adrenalin nhưng yếu hơn, giúp giãn phế quản, giảm nhu động dạ dày – ruột, tim đập nhanh, co mạch tăng huyết áp, làm giãn đồng tử và tăng đường máu.
Trên lâm sàng cho thấy ma hoàng làm tăng tiết mồ hôi.
Ngoài ra, ma hoàng còn làm thông tiểu tiện, tăng bài tiết nước bọt và tăng tiết dịch vị.
Trong y học dân tộc, ma hoàng được dùng để chữa sốt không ra mồ hôi, viêm thận, lợi niệu, hen suyễn, viêm phế quản, phổi.

Dạng dùng:

Thuốc sắc, thường phối hợp với các thuốc khác.
Lưu ý:
Ma hoàng không dùng cho người ra nhiều mồ hôi, bị đau tim; thận trọng với bệnh nhân cao huyết áp.
Rễ ma hoàng lại có tác dụng làm giảm mồ hôi đối với người ra nhiều mồ hôi.

copy ghi nguồn: thuocbietduoc.edu.vn