Tâm lý người cao tuổi

0
606
người cao tuổi
Rate this post

Về mặt sinh lý:

– Bắt đầu có sự lão hoá các cơ quan, tổ chức. Hô hấp; tuần hoàn kém như khó thở, nhịp thở yếu, huyết áp không ổn định,…; mắt mờ; chân chậm, tai nghễnh ngãng; sức chịu đựng cơ học kém. Bệnh tật phát sinh.

Về mặt tâm lý:

người cao tuổi

Người cao tuổi thường hướng về quê hướng, cội nguồn, quan tâm đến đời sống tâm hồn, thích ca hát, làm thơ, quan tâm tới con cháu nhiều hơn.
-Họ là những người từng trải và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
– Người già hay gặp phải tâm lý “khủng hoảng tuổi về hưu”. Họ hay buồn chán, trống trải, hay cáu gắt,…Có khi họ cảm thấy không được tôn trọng như trước. Trước đây, họ được nhiều người kính nể, yêu quý vậy mà bây giờ chỉ là 1 ông lão, bà lão bình thường. Có trường hợp đã đổ bệnh và sa sút tinh thần rõ rệt. Các dấu hiệu này thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thời kì nghỉ hưu.
– Đối với người nông dân không có độ tuổi về hưu, họ gắn bó quanh năm với đồng ruộng. Khi có tuổi,họ không đủ sức khoẻ như trước nên cũng cảm thấy chán nản, buồn phiền. Họ sợ rằng mình là gánh nặng cho con cái.
– Độ tuổi này, cuộc sống gắn bó với đời sống tâm linh. Họ thích đi đền, chùa, cúng bái, mong ước những điều tốt đẹp đến với con cháu và người thân.
– Họ cũng hay hồi tưởng lại chuyện quá khứ, đánh giá về quãng đời đã qua. Có người thấy mãn nguyện về cuộc đời mình nhưng cũng có những người lại cảm thấy tiếc nuối khi chưa làm được 1 việc gì đó.

Ảnh hưởng tâm lý:

Người già hay cô đơn,trầm cảm. Họ dễ bị xúc động, không chịu được những cú sốc lớn.

Giải pháp:

– Thăm khám thường xuyên sức khoẻ định kì cho người cao tuổi.
– Vận động họ tích cực tham gia các phong trào của hội người cao tuổi, tham gia sáng tác thơ văn, câu lạc bộ dưỡng sinh, hội cựu chiến binh,…
– Cần có thái độ, cử chỉ, lễ phép, nhẹ nhàng với họ, làm cho họ cảm thấy được tôn trọng, được yêu quý.
– Con cháu cần thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của ông bà, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của ông bà để ông bà vui, sống khoẻ, sống có ích.