Tương tác thuốc – thuốc gồm :
– Tương tác dược lực học.
– Tương tác dược động học.
Dược động học của thuốc gồm có hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ.
Contents
Tương tác thuốc xảy ra trong quá trình hấp thu.
– Sự tương tác xảy ra chủ yếu ở đường tiêu hoá, các đường đưa thuốc khác thì tỉ lệ gặp không nhiều.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tương tác thuốc trong đường tiêu hoá như pH, nhu động ruột, vi khuẩn, men tiêu hoá,…do thuốc gây ra.
Sự thay đổi về pH:
– Khi uống các thuốc antacid ( thuốc trung hoà acid), các thuốc kháng H2 hay các thuốc ức chế bơm proton dẫn tới làm pH dạ dày có xu hướng tăng. Nó sẽ làm giảm hấp thu hay chậm hấp thu của 1 số thuốc như thuốc phenobarbital, aspirin,…
Ngược lại, những thuốc làm giảm pH dạ dày sẽ tăng hấp thu 1 số thuốc mang tính base yếu , đồng thời nó cũng tăng phá huỷ 1 số thuốc như các kháng sinh nhóm Beta lactam.
Thay đổi nhu động ruột:
- Niêm mạc ruột là cửa sổ hấp thu của rất nhiều thuốc nên những thuốc làm chậm rỗng dạ dày sẽ làm giảm hấp thu hoặc giảm sinh khả dụng của thuốc do thời gian thuốc ở dạ dày lâu làm phá huỷ thuốc và thuốc chậm xuống ruột. Các thuốc gây chậm rỗng dạ dày như thuốc huỷ phó giao cảm, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các thuốc giảm đau trung ương opioid,…
– Ngược lại, những thuốc làm tăng nhu động ruột như các thuốc cường phó giao cảm, chẹn Beta giao cảm, các thuốc nhuận tràng ,… sẽ nhanh tống thuốc ra khỏi ruột vì vậy cũng làm giảm hấp thu của các thuốc khác.
Các tương tác do ảnh hưởng đến nhu động ruột thường làm thay đổi tốc độ hấp thu nhiều hơn là mức độ hấp thu.
Tác động của hệ vi khuẩn đường ruột:
– Nơi cư trú của vi khuẩn chủ yếu là ở ruột già, 1 số ít có ở dạ dày và ruột non. Vì vậy ,các thuốc hấp thu chủ yếu ở ruột non ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.
Khi sử dụng kháng sinh phổ rộng trong điều trị nhiễm khuẩn đã vô tình tiêu diệt luôn cả hệ vi khuẩn đường ruột có lợi và làm thay đổi số lượng vi khuẩn. Người ta cho rằng, trên 40 % digoxin bị chuyển hoá thành dạng mất hoạt tính nhờ tác dụng của vi khuẩn đường ruột, khi số lượng vi khuẩn đường ruột giảm nên sự chuyển hoá giảm dẫn đến tăng hấp thu thuốc và tăng độc tính.
Thuốc tạo phức không hấp thu:
– Có những thuốc khi uống tạo ra các phản ứng trong đường tiêu hoá thành các phức không tan khó hấp thu . Các phức này chủ yếu do việc tạo phức giữa thuốc và các ion kim loại như Al3+, Ca2+, Fe2+, Fe3+, Mg2+,…
Ví dụ khi dùng tetracyclin cùng với thuốc trung hoà acid dịch vị có chứa Mg 2+ hay Al 3+ sẽ kết tủa tạo thành phức không tan và khó hấp thu.