Contents
Định nghĩa:
- Viêm mũi dị ứng là 1 bệnh thuộc về miễn dịch, nguyên nhân do các dị nguyên bên ngoài xâm nhập vào niêm mạc hô hấp mà chủ yếu là niêm mạc mũi.
Nguyên nhân:
- Tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên
- Dị nguyên thường gặp trong không khí như: bụi đường, lông động vật. phấn hoa…
- Thực phẩm: sữa, trứng, cá, tôm , cua, sứa…
- Do thuốc: kháng sinh các loại như amox, cepha…
- Do cơ địa dị ứng: có sẵn kháng thể.
- Do di truyền như: các bệnh dị ứng có sẵn, hen phế quản, chàm ở trẻ sơ sinh
- Bệnh quá mẫn: tùy từng cơ thể, cùng 1 dị nguyên thì có phản ứng ở nhiều lúc không, mức độ như thế nào
Chẩn đoán:
3.1: lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Hắt hơi nhiều thành tràng, kéo dài cả ngày
+ Chảy nước mũi, nước mũi trong
+ Ngạt mũi tùy điều kiện và thời điểm tiếp xúc với dị nguyên
+ Trong 3 triệu chứng trên, nguyên nhân chính sẽ do triệu chứng xuất hiện nhiều nhất và nặng nhất
- Triệu chứng thực thể:
+ Niêm mạc mũi: phù nề, niêm mạc mũi nhợt
+ Cuốn mũi: xảy ra tình trạng quá phát hoặc thoái hóa, khi đặt thuốc co mạch có khả năng co hồi, dịch mũi đang trong , sau dùng thuốc sẽ đục dần
3.2: Cận lâm sàng
– Tiến hành xét nghiệm dịch mũi: để phát hiện bạch cầu Éoinophil
– Xác định sự có mặt của kháng thể IgE
– Định lượng kháng thể IgE
– Làm test kích thích
Các thể viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi theo mùa:
- Là kiểu viêm mũi do các tác nhân như phấn hoa, hay gặp vào mùa có nhiều hoa nở như mùa xuân hoặc đầu mùa hè
- Triệu chứng hay gặp: hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong, ngạt mũi 7-15 ngày
- Có thể chảy nước mắt, viêm kết mạc
Viêm mũi quanh năm:
- Tái phát thường xuyên, quanh năm, thường có yếu tố di truyền theo gia đình
- Tác nhân đa dạng: bụi nhà, nấm mốc, lông động vật, hoặc do nguyên nhân không xác định được
- Triệu chứng không điển hình: viêm mũi, ngạt mũi là triệu chứng hay gặp nhất, nghiêm trọng nhất
- Thỉnh thoảng gặp nước mũi chảy ra sau, đi xuống vòm
Viêm mũi nghề nghiệp:
- Nguyên nhân do các tác nhân tại nơi làm việc có nhiều khói bụi: công trường, khai thác than, sản xuất xi măng..
- Triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, có sốt nhẹ, ho tức ngực, hoặc nặng giống cơn hen suyễn
Tiến triển:
- Kéo dài vài ngày, tự hết kể cả không điều trị
- Tái phát theo thời gian hoặc khi gặp tác nhân
- Nếu có nhiễm khuẩn, miễn dịch kém thì dễ trở thành viêm mũi xoang có nhiễm khuẩn
Điều trị
Thuốc kháng histamin: là thuốc quan trọng, cạnh tranh Recceptor với Histamin, ức chế Acetylcholin nên có tác dụng ức chế tiết dịch( chlophenylramin)
- Tác dụng phụ buồn ngủ nên dùng buổi chiều hoặc tối
- Fexophenadin: 60, 120,180 mg. Liều 60mg dùng 2 lần 1 ngày, 120mg dùng 2 lần 1 ngày hoặc 180mg dùng 1 lần 1 ngày tùy mức độ
- Loratadin( Cetirizin, Levocetirizin) liều 10mg dùng 1 -2 lần
- Chlopheniramin : hay dùng cho trẻ em. Liều dùng 2-4 mg ngày dùng 2 lần tùy theo tuổi và cân nặng
Corticoid: thường dùng 2 dạng là uống và dạng xịt. thường dạng xịt điều trị rất tốt trong phòng và điều trị viêm mũi dị ứng
- Cơ chế: ức chế tiết dịch mũi, chống dị ứng
- Dạng uống: dùng buổi sáng, hoặc dùng 2 lần 1 ngày nếu điều trị trong thời gian ngắn( metylpresnisolon, presnisolon)
- Dạng xịt: trẻ em dưới 12 tuổi xịt 2 lần 1 ngày vào cả 2 lỗ mũi, trẻ em trên 12 tuổi và người lớn 3-4 lần 1 ngày ( fluticasone)
Kháng sinh:
- Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm
- Hay dùng nhóm: beta lactam, marcrolid, quinolon.
- Bội nhiễm xuất hiện khi dịch mũi thay đổi màu sắc sang vàng hoặc xanh, dịch mũi chảy ra sau xuống vòm gây đờm nhớt
Mục tiêu
- Vẫn là cách li với dị nguyên, dùng thuốc để điều trị triệu chứng
.
–