https://thuocbietduoc.edu.vn/?p=10783&preview=true
KHÁI NIỆM, TRIỆU CHỨNG VÀ HẬU QUẢ CỦA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
1. Khi nào được coi là huyết áp thấp?
Tổ chức y tế thế giới không coi huyết áp thấp là biểu hiện của tổn thương tim.
Theo quy định, chỉ số huyết áp dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấp.
Cần phân biệt huyết áp thấp sinh lý và huyết áp thấp bệnh lý.
+ Huyết áp thấp sinh lý: gặp ở những người khỏe mạnh, với đặc điểm giá trị huyết áp duy trì suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi theo dõi bệnh lý trên lâm sàng. Với những trường hợp này thì huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân như do tạng, do di truyền, do sự rèn luyện thường xuyên hoặc do sự thích nghi với môi trường sống ở núi cao.
+ Huyết áp thấp bệnh lý: Bao gồm tụt huyết áp cấp ( triệu chứng hoa mắt. chóng mặt, có thể ngất) và huyết áp thấp mạn tính.
Huyết áp thấp mạn tính lại được chia thành hai loại: nguyên phát ( do giảm trương lực thần kinh mạch máu); thứ phát( triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, viêm họng mãn, viêm đường ruột…)
Huyết áp thấp bệnh lý nguyên phát thường hay gặp ở phụ nữ với các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch ( đau ngực trái, rôi loạn nhịp tim, điện tim biến đổi)
2. Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp: không đặc hiệu
Một số triệu chứng hay gặp như hoa mắt chóng mặt, kém minh mẫn, nhức đầu, xỉu, mất ngủ, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, mạch yếu. Tuy nhiên triệu chứng hoa mắt chóng mặt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau.
Trường hợp huyết áp tụt thấp đột ngột có thể gây ngất. trong một số trường hợp có thể thấy cảm thấy đau ở ngực trái do thiếu máu đến nuôi cơ tim.
Để chẩn đoán bệnh nhân bị huyết áp thấp phải dựa vào số đo huyết áp.
3. Hậu quả của huyết áp thấp:
Huyết áp thấp mãn tính ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc như lưu lượng máu lên não giảm , gây cảm giác hoa mắt chóng mặt đặc biệt là khi thay đổi tư thế một cách đột ngột như tư thế nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng dậy một cách đột ngột.
Ngoài ra, người bị huyết áp thấp thường xuyên thấy mệt mỏi, kém tập trung , yếu lạnh tay chân. Cơn tụt huyết áp nặng có thể gây choáng hoặc ngất.
4. Vậy huyết áp thấp có thể gây tổn thương não hay không?
Chúng ta đều thắc mắc, khi bị huyết áp thấp, lưu lượng máu lên não ít, như vậy có gây tai biến mạch máu não không?
+ Nếu chỉ số huyết áp tối đa thấp nhưng vẫn còn trên 80 mmHg thì tuần hoàn não vẫn trong giới hạn cho phép nhờ mạch máu giãn ra để thích nghi. Do đó ban đầu người bệnh thấy hoa mắt chóng mặt nhưng sau khoảng 15 đến 20 phút nghỉ ngơi thì sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Nếu chỉ số huyết áp từ 70-80 mmHg, lúc này bắt đầu xảy ra thiếu máu não kéo dài dù nghỉ ngơi.
+ Nếu chỉ số huyết áp tối đa dưới 70 mmHg thì gây thiếu máu rõ ở cả người bình thường. Đối với những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch thì khả năng thích nghi này giảm nhiều, có thể gây tổn thương não tạm thời hoặc vĩnh viễn.