Cây bạch chỉ
Tên khoa học là:Radix Angelicae dahuricae.
Thuộc họ hoa tán – Apiaceae.
Contents
Đặc điểm thực vật:
Bạch chỉ là loại cây thân thảo, có thân rỗng, mặt ngoài tím hồng, phần dưới của thân nhẵn, đoạn gần cụm hoa có lông ngắn. Cây có thể cao tới 2 m. Lá ở đoạn gốc to, có bẹ ôm vào thân, phiến lá xẻ lông chim, thuỳ hình trứng và mép lá có răng cưa. Cụm hoa tán.
Trồng trọt:
Cây được di thực vào nước ta và trồng ở 1 số tỉnh phía bắc. Cây cơ thể mọc được ở cả vùng đồng bằng cũng như vùng rừng núi.
Lấy hạt của cây 2 năm làm giống và cây giống được để ở nơi có khí hậu mát. Do bạch chỉ ăn rễ sâu nên đất cần được cày sâu bừa kỹ. Làm thành các luống, mỗi hốc cho khoảng 15 hạt, tưới nước cho ẩm đất,; thời gian gieo vào tháng 10 – 11.
Khi cây phát triển, cao khoảng 25 cm, cần tỉa bớt cây, giữ lại mỗi hốc khoảng 3 -4 cây. Làm cỏ, bón phân lúc lá chưa phủ hết mặt luống. Nếu trên lá thấy xuất hiện các đốm đen, hái lá đem đốt hoặc phun dung dịch Bordeaux; có sâu bọ thì dùng thuốc trừ sâu.
Bộ phận dùng:
Rễ phơi khô của cây bạch chỉ.
Chế biến:
Đào lấy củ vào những hôm trời khô ráo, chú ý khi đào không nên làm xây xát vỏ hoặc làm gãy củ. Rửa sạch để ráo nước rồi cho vào lò xông sinh diêm 1 ngày đêm, sau đó mới đem phơi hay sấy khô. Tiếp tục xông sinh diêm 1 lần nữa. Dược liệu có phần trên to, dưới nhỏ dần trông giống củ cà rốt.
Yêu cầu dược liệu tốt khi có phần thịt trắng, ít xơ, có mùi thơm và vị đắng.
Nếu dùng rễ bạch chỉ thì rửa sạch, ủ cho mềm rồi thái lát.
Thành phần hoá học:
Các dẫn xuất của coumarin.
Công dụng:
Dịch chiết metanol của rễ bạch chỉ làm ức chế enzym Acetylcholinesterase.
Bạch chỉ được dùng để hạ sốt, giảm đau. Thí nghiệm trên động vật cho thấy: Dùng liều nhỏ gây tăng huyết áp, mạch chậm, hơi thở kéo dài; liều cao gây co giật, tê liệt toàn thân.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, đau răng, vết thương sưng tấy, khí hư ở phụ nữ.
copy ghi nguồn: thuocbietduoc.edu.vn