Áp xe phổi là gì

0
583
X-quang phổi
Rate this post

Áp xe phổi

áp xe phổi

Định nghĩa:

  • Áp xe phổi là bệnh viêm nhiễm cấp tính, gây nên hoại tử nhu mô phổi, tạo ra 1 hang có chứa mủ bên trong, mà nguyên nhân không phải do lao
  • Các trường hợp kén khí, giãn phế quản, hang lao, hang ung thư nhiễm khuẩn không được coi là áp xe phổi mà gọi là mưng mủ phổi hoặc áp xe hóa như kén khí áp xe hóa…
  • Khi ổ áp xe phổi được 2 tháng thì chuyển sang giai đoạn mạn tính

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Vi khuẩn: do vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu. Vi khuẩn gram âm, trực khuẩn như klebsiela, E.coli, S.aeruginosa, các loại yếm khí như Proteus, Bacteroide,….
  • Do kí sinh trùng: như sán lá phổi, amip,..
  • Do nấm: các loại aspegillus, Blastomyces
  • Các yếu tố thuận lợi như: nghiện rượu, thuốc lá, người suy giảm miễn dịch( AIDS), dị vật đường thở, viêm amidan,…

Con đường xâm nhập:

  • Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu từ miệng xuống họng rồi vào phổi
  • Có thể do lây lan từ các tổ chức gần đó: như qua máu, do gan, cơ hoành có viêm

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng cao > 10 G\l, VSS tăng
  • X-quang phổi: hang thường có thành bền vững, xuất hiện hội chứng hang, hội chứng đông đặc 1 hoặc 2 bên
  • X-quang phổi nghiêng: xác định được vị trí áp xe, để chọn phương pháp dẫn lưu phù hợp
  • Cấy máu: tìm ra vi khuẩn , chọn phác đồ điều trị phù hợp
  • Lấy mẫu đờm mủ để soi trực tiếp tìm vi khuẩn

Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn 1: giai đoạn ổ mủ kín, triệu chứng lâm sàng giống với viêm phổi cấp

Giai đoạn 2: giai đoạn ộc mủ

  • Sau 6-15 ngày, bệnh nhân ho nhiều hơn, đau cũng nhiều hơn cả về cường độ và mức độ
  • Bệnh nhân ho dữ dội, kèm theo rất nhiều mủ có thể lên đến hàng trăm ml, mủ đặc , quánh, thường có màu vàng hoặc nhầy, có những cục mủ mùi hôi thối, hình tròn lẫn vào
  • Bệnh nhân ra mồ hôi nhiều, mệt, có thể lả đi
  • Sau giai đoạn này bệnh nhân có thể hết sốt, trở lại bình thường
  • Tuy nhiên cần đề phòng mủ tràn vào đường thở gây ngạt thở
  • Bệnh nhân có thể ho kèm máu, mủ
  • Mủ màu vàng thì do tụ cầu, mue màu xang thường do liên cầu, mủ màu giống socola thường do trùng amip, mủ có mùi thối thường do vi khuẩn kị khí

Giai đoạn 3: ổ mủ thông phế quản: bệnh nhân ho dai dẳng ngay cả khi tư thế thay đổi, mủ thì ít hơn, có thể xuất hiện hội chứng han

X-quang:

X-quang phổi
  • Giai đoạn 1: ổ mủ kín thường thấy 1 bóng mờ, rộng, viền mờ, chưa cosoor nào bị phá hủy
  • Giai đoạn 2 và 3: xuất hiện nhiều hang tròn, bờ rõ, dày, xung quanh là tổ chức phổi, bên trong có chứa khí lẫn nước

Biến chứng:

Tiến triển bệnh:

  • Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì có thể khỏi, sau đó để lại sẹo hình sao
  • Nếu điều trị không đúng thuốc thì có thể chuyển sang giai đoạn mạn nếu kéo dài 2 tháng

Biến chứng:

  • Phế quản quanh ổ áp xe giãn ra
  • Màng phổi có mủ, màng tim có ủ do vỡ ổ áp xe tràn vào
  • Viêm màng não, và áp xe não
  • Ho ra máu nặng
  • Thoái hóa nhiều cơ quan
  • Nấm trong hang phát triển: aspegillus

Chẩn đoán xác định:

  • Sốt cao khoảng 38-39 độ, có thể rét run hoặc không
  • Đau ngực bên phổi bị áp xe, nếu áp xe phổi thùy dưới thì bệnh nhân sẽ đau bụng
  • Đờm có mủ, có mùi hôi thối, có thể xảy ra ộc mủ( khạc mủ số lượng nhiều), có thể mủ lẫn cả máu, có khi ra máu rất nhiều, có bệnh nhân chỉ có ho khan
  • Bệnh nhân khó thở, suy hô hấp, thở nhanh, người tím tái, phân áp O2 giảm
  • Phổi: ran ngáy, ran ẩm, ran nổi, có thể có hội chứng hang, đông đặc

Chẩn đoán phân biệt:

  • Phế quản giãn: đây là bệnh mạn tính, mủ thường khạc vào buổi sáng, soi X—quang thấy ổ tròn sáng thùy dưới, phân biệt bằng phương pháp cắt lớp vi tính với độ phân giải cao

    giãn phế quản phổi
  • Mủ mang phổi thông phế quản: X- quang có tràn dịch, tràn khí ở màng phổi
  • Kén khí nhiễm khuẩn: viền hang mỏng, xung quanh không có tổ chức phổi đông đặc, kháng sinh không có hiệu quả điều trị. Nguyên nhân là do có hang từ trước đó
  • Hang do ung thư:trung tâm hang bị thoái hóa, bờ hang dày, gồ ghề, không điều trị được bằng kháng sinh
  • Hang lao do nhiễm khuẩn: rất dễ nhầm lẫn, cần soi dịch đờm, và cấy đờm để tìm nguyên nhân chính xác, kháng sinh không có hiệu quả trong trường hợp này

 

copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn

 

 

 

 

.