Triệu chứng và điều trị tiêu chảy do vi khuẩn

0
477
triệu chứng và điều trị tiêu chảy do vi khuẩn
Rate this post

TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN:

tiêu chảy

Khái niệm:

  • Tiêu chảy do vi khuẩn là bệnh hay gặp ở tất cả lứa tuổi, có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường
  • Biểu hiện lâm sàng: sốt, nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau quặn bụng
  • Nếu tiêu chảy nặng có thể gây mất nước, điện giải toàn thân nhiễm độc, co giật, tử vong đặc biệt trẻ em và người cao tuổi

Nguyên nhân:

E coli
  • Do vi khuẩn: vi khuẩn tiết độc tố: Vibrio Cholerae , E. coli, C. difficile, tụ cầu..
  • Do chính bản thân vi khuẩn: gọi là tiêu chảy xâm nhập làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: salmonela, E.coli, Campylobacter…

Triệu chứng lâm sàng: tùy theo nguyên nhân có nhiều biểu hiện khác nhau

  • Nôn, buồn nôn
  • Tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng
  • Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn tiết ra: phân nhiều nước, trong phân không xuất hiện hồng cầu hay bạch cầu
  • Tiêu chảy do xâm nhập của vi khuẩn: phân thường xuất hiện nhầy, có khi có máu
  • Toàn thân: có thể có sốt hoặc không, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, hạ huyết áp do mất nước nhiều

Triệu chứng ở 1 số loại vi khuẩn thường gặp:

  • Tiêu chảy do lỵ: hội chứng lỵ, bệnh nhân sốt cao, đau quặn bụng theo cơn, đi mót rặn, phân lỏng nhầy và nhiều máu
  • Tiêu chảy do phẩy khuẩn tả: bệnh khởi phát nhanh trong 1 ngày sau khi mắc, tiêu chảy 1 cách dữ dội, lên đến 50 lần 1 ngày. Phân đục như nước vo gạo, không sốt, không mót rặn, bụng không đau
  • Tiêu chảy do E.coli: :
  • E.coli sinh ra độc tố ETEC: phân lỏng không có nhầy, không có máu, không có sốt, thường sẽ tự khỏi
  • E.coli EIEC, EPEC, EHEC: bệnh nhân sốt, bụng đau dữ dội, đi mót rặn, phân lỏng có lẫn máu và nhầy( gọi là hội chứng lỵ)
  • Tiêu chảy do salmonella: bệnh nhân có sốt cao, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Triệu chứng cận lâm sàng- xét nghiệm:

  • Công thức máu: bạch cầu tăng hoặc giảm, có thể không thay đổi tùy từng trường hợp

Xét nghiệm phân:

  • Soi tiêu bản: tìm hồng cầu, bạch cầu, đơn bào, nấm, trứng giun hoặc kí sinh trùng
  • Cây phân tìm ra vi khuẩn gây bệnh

Điều trị:

Nguyên tắc điều trị:

  • Dựa vào căn nguyên để điều trị: cần tìm ra đúng tác nhân gây bệnh để lựa chọn thuốc hợp lí, có nên dùng kháng sinh hay không, điều chỉnh nếu cần thiết
  • Đánh giá tình trạng mất nước để bù nước và điện giải phù hợp
  • Điều trị các triệu chứng: đau đầu, buồn nô, đau bụng quằn quại

Sử dụng kháng sinh:

  • Trường hợp có vi khuẩn xâm nhập thì điều trị kháng sinh rất hiệu quả
  • Thường dùng đường uống, nếu có nhiễm trùng nặng toàn thân hoặc bệnh nhân nguy kịch không uống được mới phải truyền

Do E.coli ( ETEC, EHEC), salmonella, vibrio spp, campylobacter…

  • Kháng sinh nhóm quinolone uống 5 ngày gồm:
  • Ciprofloxacin : liều 0.5g, ngày 2 lần uống
  • Norfloxacin: liều 0.4g, ngày 2 lần
  • Có thể thay thế bằng: ceftriaxone tĩnh mạch liều 50-100mg\kg, dùng 5 ngày
  • TMP-SMX : liều 0.96g, mỗi ngày 2 lần, uống 5 ngày

    ciprofloxacin

Tiêu chảy do Clostridium difficile

  • Thuốc hay dùng: Metronidazol liều 250 mg, uống cách nhau 6 giờ, dùng 7-10 ngày
  • Thuốc thay thế: Vancomycin liều 250 mg, uống cách nhau 6 giờ, dùng 7-10 ngày

Tiêu chảy do Shigella

  • Thuốc hay dùng: nhóm Quinolone uống hoặc truyền TM 5 ngày cho người trên 12 tuổi, gồm:
  • Ciprofloxacin liều 0.5g, ngày 2 lần hoặc norfloxacin liều 0.4g, ngày 2 lần
  • Thuốc thay thế: ceftriaxone tĩnh mạch liều 50-100mg\kg\ngày, dùng 5 ngày, hoặc azithromycin liều 0.5mg\kg\ngày, dùng 3 ngày cho PNCT hoặc 10mg\kg\ngày cho trẻ dưới 12 tuổi

Tiêu chảy do thương hàn:

  • Thuốc hay dùng: nhóm quinolone uống hoặc truyền, dùng 10-14 ngày, gồm:
  • Ciprofloxacin liều 0.5g\kg\ngày hoặc norfloxacin liều 0.4g\kg\ngày
  • Thuốc thay thế: ceftriaxone tĩnh mạch, liều 50-100mg\kg\lần, dùng 10-14 ngày

Tiêu chảy do tả:

  • Vi khuẩn tả ngày nay đang kháng rất nhiều
  • Nhóm quinolone: ciprofloxacin hoặc norfloxacin hoặc azithromycin, liều như trên.
  • Thuốc thay thế: erythromycin liều 1g\ngày, mỗi ngày 4 lần ,cho trẻ em 40mg\kg\ngày, dùng 3 ngày, hoặc doxycyclin 300mg liều duy nhất nếu vi khuẩn còn nhạy cảm

Điều trị triệu chứng:

  • Tùy vào tình trạng mất nước mà bù nước với điện giải phù hợp bằng orezol hoặc đường đẳng trương 5%
  • Mất nước độ 1: bù bằng uống orezol

    oresol
  • Mất nước độ 2 trở lên: bù bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch: ringer lactat hoặc ringer acetat, NaCl 0.9%, glucose 5% tỉ lệ 1:1

Điều trị hỗ trợ:

  • Giảm co thắt: dùng spasmaverin
  • Dioctahedral smectit: làm săn se niêm mạc
  • Không được lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy: loperamid vì nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Phòng bệnh tiêu chảy:

vệ sinh môi trường
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Ăn chín uống sôi
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Hệ thống cấp nước đảm bảo vệ sinh
  • Dự phòng ở những vùng cơ dịch