Trẻ em biếng ăn

0
1918
trẻ biếng ăn , nguyên nhân làm trẻ biếng ăn
Rate this post

Khái quát chung :

Biếng ăn là tình trạng phổ biến của trẻ từ 1 – 6 tuổi. Theo định nghĩa, trẻ được coi là biếng ăn khi ăn không đủ khẩu phần theo nhu cầu, dẫn đến chậm tăng trưởng.

Đa phần trẻ biếng ăn là do tâm lý mà không phải do bệnh, vì vậy, đừng vội lo lắng khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, hãy bình tĩnh tìm cách xử trí phù hợp nhất.

>>>>Trẻ sơ sinh thường bị táo bón. Tuy nhiên các bậc cha mẹ không nên lo lắng thái quá ngay cả khi trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày.

Nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn:

·Nguyên nhân từ phía trẻ:

Tâm sinh lý:

 + Khi tới bữa ăn gia đình ép buộc trẻ nhiều, tạo không khí căng thẳng, tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ không chịu ăn và luôn sợ khi tới bữa ăn. Đây thường là nguyên nhân phổ biến hay gặp nhất.

 + Do trẻ thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển.

– Bệnh lý:

 + Thường là suy dinh dưỡng, làm suy giảm hoạt động các cơ quan, hệ tiêu hóa, rối loạn sự co bóp dạ dày, dễ loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ buồn nôn, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

· Nguyên nhân từ phía gia đình:

– Do tâm lý:

 + Quá lo lắng về sự tăng trưởng của trẻ, thấy trẻ ăn ít hơn các bạn nên nghĩ rằng trẻ biếng ăn, mặc dù trẻ vẫn phát triển cân nặng và chiều cao.

 + Bắt trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu thật của trẻ làm trẻ sợ ăn.

 + Không hiểu được hiện tượng biếng ăn sinh lý xuất hiện ở giai đoạn trẻ 1 – 6 tuổi.

– Thức ăn và chế độ ăn không hợp lý:

 + Nấu quá lâu, hoặc xay nhuyễn, ăn trong nhiều ngày, làm cho trẻ cảm giác ngán và không thích ăn.

 + Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt,… không cung cấp đạm và chất béo.

 + Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương… làm trẻ khó tiêu hóa.

 + Cho trẻ ăn vặt nhiều; cho ăn không đúng cách, ép buộc trẻ.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ biếng ăn:

  •        Trẻ 0 – 6 tháng: bú dưới 500ml/ngày và có những dấu hiệu của việc bú không đủ (ngủ ít, quấy khóc…)
  •        Trẻ 6 – 12 tháng:

– Bú dưới 450ml/ngày và có dấu hiệu của việc bú không đủ.

– Trẻ hầu như không ăn dặm, bữa ăn kéo dài hàng tiếng, trẻ thích nhè thức ăn hơn nuốt, khóc lóc khi thấy đồ ăn.

  •        Trẻ 1 tuổi trở lên:

– Trẻ chỉ thích bú không ăn dặm.

– Bữa ăn kéo dài trên 40 phút đến hàng tiếng.

– Trẻ hầu như không ăn hoặc ăn ít hơn 3/4 lần so với lượng ăn gợi ý trong một ngày.

– Trẻ có các dấu hiệu ăn không đủ so với nhu cầu. Trẻ được chẩn đoán thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng. Trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất và trí não mà được chẩn đoán là do chế độ dinh dưỡng kém và thiếu hụt.

Điều trị biếng ăn ở trẻ đòi hỏi sự tinh tế và kiên trì. Không nên tạo ra thay đổi lớn với chế độ ăn hiện tại mà nên áp dụng dần dần cho đến khi lượng ăn đạt được yêu cầu. Trường hợp có bệnh lý kèm theo, không uống quá nhiều loại thuốc điều trị triệu chứng. Chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

  •        Trẻ bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa rồi dùng thìa cho trẻ uống.
  •        Trẻ đã ăn bổ sung: Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
  •        Thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.
  •        Bồi dưỡng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng: bột, cháo, trứng, thịt, cá… Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả..

Mời các bạn xem thêm bài viết liên quan:

Dự phòng biếng ăn ở trẻ nhỏ:

  •        Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm (tròn 6 tháng).
  •        Không cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa hoặc quá nhiều lần trong ngày (khoảng cách giữa các bữa quá gần) làm trẻ quá no, khó chịu và sợ ăn.
  •        Tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau khi ăn dặm. Giai đoạn này, hệ thống vị giác của trẻ chưa phát triển nên dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn có mùi vị khác nhau và tạo thành thói quen ăn uống đa dạng khi lớn.
  •        Cho trẻ ăn thoải mái theo sở thích của mình, tự xúc thức ăn, tự bốc, nhón thức ăn sẽ thú vị hơn. Bát, đĩa, thìa, cốc có hình thù ngộ nghĩnh làm bữa ăn của trẻ trở thành cuộc vui.
  •        Những thời điểm biếng ăn sinh lý thường gặp: 7 – 9 tháng; 2 – 3 tuổi; 5 – 6 tuổi, gia đình nên thông cảm, không ép trẻ ăn nhiều dẫn đến biếng ăn thật sự.
  •        Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính trong vòng 1,5 – 2 giờ, điều này làm bé ngang dạ khi vào bữa ăn.