TRẺ BỊ THIẾU MÁU

0
1348
Thế nào là trẻ bị thiếu máu. trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không
Rate this post

I. Định nghĩa thiếu máu và trẻ bị thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng điều kiện sống.

Người thiếu máu là người có các chỉ số trên thấp dưới 2SD so với quần thể cùng tuổi và giới.

Xem thêm bài viết khác:

Theo Tổ chức y tế thế giới, thiếu máu khi lượng hemoglobin dưới giới hạn

– Người trưởng thành :

+ Nam: Hb<130 g/l

+ Nữ : Hb<120 g/l

+ Phụ nữ có thai: Hb<110g/l

– Trẻ bị thiếu máu :

– Trẻ 6 tháng – 5 tuổi : Hb<110 g/l

– Trẻ 5 tuổi -12 tuổi : Hb<115 g/l

– Trẻ 12 tuổi- 15 tuổi : Hb<120 g/l

 II . Triệu chứng lâm sàng  thiếu máu ở trẻ và nguyên nhân thường gặp

 a. Triệu chứng lâm sàng :

– Triệu chứng cơ năng:

Mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung chú ý, cảm giác khó thở nhất là khi gắng sức, hồi hộp đánh trống ngực…

– Triệu chứng thực thể:

Da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô, dễ gãy, tóc rụng và khô.

b. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến trẻ bị thiếu máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là trẻ  thiếu máu do thiếu sắt  do :

Cung cấp thiếu sắt (thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, trẻ đẻ non…)

– Mất máu mạn tính (chảy máu, đái máu, nhiễm KST…)

– Tăng nhu cầu sắt (đẻ non, dậy thì, phụ nữ có thai…)

– Kém hấp thu sắt (tiêu chảy kéo dài, kém hấp thu, cắt dạ dày…)

III. Dấu hiệu để cha mẹ nhận biết trẻ bị thiếu máu.

Thiếu máu xảy ra từ từ, mức độ thường nhẹ đến vừa, ít khi thiếu máu nặng, da xanh, niêm mạc nhợt; móng tay và móng chân nhợt nhạt, có thể có khía dễ gãy. Trẻ mệt mỏi, ít vận động, chậm phát triển, với trẻ lớn học kém tập trung.

– Các biểu hiện theo hệ thống cơ quan:

+ Tiêu hóa: Chán ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, giảm độ toan dạ dày.

+ Thần kinh trung ương: Mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền, chậm phát triển, kém tập trung , sức học giảm, phù gai thị.

+ Tim mạch: Tim to, nhịp nhanh, thở nhanh, tăng cung lượng tim, tăng khối lượng huyết tương, tăng dung nạp digitalis.

+ Cơ xương: Thiếu myoglobin, cytochrom, giảm khả năng luyện tập, giảm sức bền bỉ, tăng nhanh axit lactic ở mô vận động, giảm α-glycerophosphat oxidase, thay đổi khoang sọ trên Xquang.

+ Hệ miễn dịch: Tăng nhiễm khuẩn: rối loạn chuyển dạng bạch cầu, giảm myeloperoxidase, rối loạn khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính, giảm khả giảm mẫn cảm da, tăng mẫn cảm với vi khuẩn.

Giảm nhiễm khuẩn: ức chế vi khuẩn phát triển (giảm transferin và Fe tự do) kích thích vi khuẩn không gây bệnh phát triển

IV. Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không ? Điều trị như thế nào ?

 a. Mức độ nguy hiểm .

Trẻ em bị thiếu máu rất nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ đặc biệt khi đang ở độ tuổi mà sự phát triển nhanh và ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ .

Khi trẻ bị thiếu máu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả  không tốt làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, vui chơi, nặng hơn có thể dẫn tới :

-Tăng các loại ngộ độc như chì vì thiếu sắt

– Cơ thể thiếu sức sống, thiếu năng động , không thích hoạt động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

– Giảm chức năng của hệ miễn dịch, trẻ khó thở khi hoạt động mạnh , xáo trộn giấc ngủ.

– Bị các bệnh về tim do thiếu oxy, tổn thương thần kinh.

– Nguy hiểm nhất có thể dẫn đên tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Bậc cha mẹ cần có hiểu biết để không còn chủ quan ,mơ hồ khi đặt ra câu hỏi trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không.  Việc phát hiện và điều trị kịp thời của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.

b) Điều trị thiếu máu:

1 . Bổ sung sắt : Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu ở trẻ

– Bổ sung sắt qua đường uống theo chỉ định của Bác sỹ

– Bổ sung sắt qua đường tiêm ( theo chỉ định của bác sỹ)
Rất hiếm khi dùng, chỉ được chỉ định trong trường hợp trẻ có hội chứng kém hấp thu, có bệnh ruột nặng mà sử dụng sắt uống có thể làm nặng thêm bệnh cơ bản ở ruột, có chảy máu mạn tính (như giãn mạch di truyền).

– Bổ sung bằng truyền máu
Nói chung điều trị thiếu sắt không cần truyền máu. Chỉ định truyền hồng cầu khi Hb dưới 5 g/l cần hồi phục lượng Hb ở trẻ nhiễm khuẩn, có biểu hiện rối loạn chức năng tim hoặc cần nâng nhanh lượng Hb lên (khi phẫu thuật cấp cứu, nhiễm khuẩn nặng), cần có lượng Hb 9-10g/dl để đảm bảo gây mê an toàn, hay trường hợp suy tim do thiếu máu nặng, cần tăng lượng Hb để chống thiếu oxy. Liều truyền 10-15 ml/kg

  1. Phương pháp điều trị

Tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp điều trị thích hợp. Có rất nhiều nguyên nhân thiếu máu ở trẻ.

Phần nhiều nguyên nhân là do chế độ ăn chưa thích hợp, thiếu cân bằng dưỡng chất và trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt . Vì vậy cần điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi. Ngoài sữa cho trẻ ăn thêm các thức ăn như trứng, thịt, nhất là thịt bò, gan lợn, nhiều rau xanh, súp lơ xanh, các loại hạt, bí ngô.

Nếu do các bệnh mạn tính đường ruột gây kém hấp thu sắt, trẻ cần phải được điều trị ngay. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây mất máu mạn tính như giun móc, chảy máu dạ dày do viêm… cũng gây thiếu máu thiếu sắt và cần nhanh chóng được bác sĩ can thiệp.

Coppy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn

Link bài viết       :Trẻ bị thiếu máu