Bệnh nôn trớ ở trẻ em

0
897
nôn trớ
nôn trớ ở trẻ em
Rate this post

Khái niệm về nôn trớ

Nôn và trớ là hai khái niệm khác biệt mà trước nay vẫn hay bị nhầm lẫn dù rất hay gặp trong cuộc sống thường ngày.

Nôn trớ ở trẻ em có thể là tình trạng sinh lý bình thường, cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý bất thường không thể bỏ qua.

 

>>>Bạn có biết rất nhiều bà bầu bị táo bón, nhưng hầu hết thành viên trong gia đình đều sử dụng thực phẩm làm tăng tình trạng này lên, khiến bà bầu đôi lúc khó chịu mà không nói ra. Cẩm nang này cho biết bà bầu bị táo bón nên ăn gì. Hãy là ông chồng thông minh, chăm vợ hết xảy.

 

Về khái niệm, nôn là hiện tượng thức ăn chứa đựng trong dạ dày hoặc ruột bị đẩy ra ngoài một cách tùy ý (móc họng, kích thích cuống lưỡi…) hay không tùy ý (say tàu xe…), do sự co bóp cơ trơn dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của các cơ vân thành bụng. Khác với trớ, là luồng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn, không có sự co thắt của các cơ vân, mà căn nguyên đơn thuần là do thực quản.

 Những nguyên nhân thường gặp nhất gồm có:

– Nôn do nguyên nhân từ đường tiêu hóa (cần phân biệt với trớ sau ăn, nôn sau ho nhiều như ho gà, nôn khi trẻ bị ép ăn, trẻ biếng ăn sợ thức ăn nên nôn): do sai lầm ăn uống, thường đi kèm với tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng; dị ứng với sữa bò hoặc các loại thức ăn khác, thường kèm theo nổi mè đay, chàm, hen hoặc ỉa chảy kéo dài gây suy dinh dưỡng; nhiễm khuẩn tiêu hóa như ỉa chảy cấp do rotavirus, ngộ độc thức ăn do tụ cầu, viêm gan do virus; dị tật tắc hẹp ống tiêu hóa như dị tật thực quản bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, tắc ruột, tắc tá tràng, xoắn ruột; luồng trào ngược dạ dày thực quản; viêm loét dạ dày tá tràng; các bệnh ngoại khoa khác như lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột do giun, bã thức ăn…

>>> Chăm sóc sức khỏe trẻ em tại đây

– Nôn do nguyên nhân ngoài tiêu hóa: nhiễm khuẩn cơ quan như nhiễm khuẩn màng não, nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu; hội chứng màng não; hội chứng tăng áp lực nội sọ; rối loạn chuyển hóa, nội tiết: tăng aceton máu, tăng amoniac; ngộ độc thuốc: quá liều vitamin D, A, acid salicylic; ngộ độc hóa chất: chì…

Vì có rất nhiều nguyên nhân như đã nêu trên, nên trước một trường hợp nôn trớ, ta không nên vội vàng hoặc lo lắng thái quá, mà phải quan tâm khai thác từng bước những vấn đề sau:

– Thời gian xuất hiện nôn: khởi đầu từ bao giờ, nôn ngay những ngày đầu sau khi đẻ, hay xuất hiện chậm một thời gian sau khi đẻ.

– Tiến triển: nôn thường xuyên hay chỉ xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định như khi thay đổi tư thế, khi ngửi thấy mùi thức ăn; ngày càng tăng dần hay giảm bớt.

– Đặc điểm nôn liên quan đến bữa ăn: nôn ngay sau khi ăn, hay nôn muộn vào cuối ngày, ban đêm, nôn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.

– Tính chất của chất nôn: gồm các mảnh thức ăn, sữa vón cục, máu tươi, máu đông, chất nôn dây máu, có màu vàng của mật, nôn ra thức ăn của bữa trước, nôn ra phân. Mùa chua hôi do sữa hoặc thức ăn đã lên men.

– Các dấu hiệu đi kèm cũng cần quan tâm đặc biệt như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn, hội chứng não – màng não, bệnh hô hấp cấp…

Xem thêm:

Tổng hợp được tất cả những đặc điểm trên mới có thể đưa ra phân loại tình trạng bệnh cũng như hướng điều trị đúng đắn.

Ngoài ra, để xác định chính xác nguyên nhân và đánh giá hậu quả của nôn, vẫn cần các xét nghiệm cận lâm sàng như: công thức máu, điện giải đồ, chụp bụng không chuẩn bị, nội soi dạ dày – thực quản, cấy phân, siêu âm bụng… Nếu không tìm thấy nguyên nhân thực thể có thể khám thần kinh – tâm thần, chọc dịch não tủy, chụp CT sọ não…