Alpha-Linolenic Acid và tiềm năng điều trị bệnh hen suyễn

0
24
Alpha Linolenic Acid và tiềm năng điều trị bệnh hen suyễn
Alpha Linolenic Acid và tiềm năng điều trị bệnh hen suyễn
Rate this post

Alpha-Linolenic Acid (viết tắt là ALA) được biết đến với tác dụng nổi bật trên hệ tim mạch. Bên cạnh đó, với đặc tính chống viêm rất tốt và ổn định, ALA đã được chứng minh về khả năng cải thiện chức năng phổi cũng như phục hồi lại phổi. Chính tác dụng này đã giúp làm giảm tỷ lệ cũng như tần suất xảy ra các cơn hen cấp, khiến cho người bệnh thoải mái hơn rất nhiều. Hãy cùng thuocbietduoc tìm hiểu thêm về khía cạnh mới này của ALA qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về A-Linolenic

A-Linolenic Acid là gì?

Alpha-linolenic acid là một trong các acid béo Omega-3 thiết yếu, tuy nhiên thường không được chú ý nhiều như 2 “bạn” cùng nhà”  là DHA và EPA.

Dù vậy, ALA vẫn là một nhân tố “thiết yếu” vì bản thân chất này rất cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của con người. ALA trong cơ thể chủ yếu được chuyển hóa thành năng lượng. 

ALA và những chất thuộc cùng nhóm Omega 3
ALA và những chất thuộc cùng nhóm Omega 3

Lợi ích của A-Linolenic Acid trong cơ thể

ALA mang lại lợi ích lớn nhất cho tim và các bệnh tim mạch. Bản thân hoạt chất này còn giúp giảm Cholesterol, giảm huyết áp nhẹ trên các đối tượng bị bệnh tăng huyết áp.

Alpha-linolenic acid ức chế viêm và stress oxy hóa, làm cho nó trở thành ứng cử viên trị liệu tiềm năng để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như hen phế quản. 

Cũng nhờ có khả năng chống viêm này, ALA còn cải thiện và giúp phục hồi chức năng phổi ở một số bệnh nhân hen suyễn cũng như một số tình trạng liên quan đến hô hấp khác.

Alpha-Linolenic Acid đem lại khá nhiều công dụng
Alpha-Linolenic Acid đem lại khá nhiều công dụng

Viêm và hen suyễn

Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là tình trạng bệnh lý viêm mãn tính trên đường hô hấp.

Bệnh lý này xảy ra khi đường hô hấp bị sưng phù, viêm nhiễm, có thể tiết dịch nhầy. Khi gặp các kích thích khiến cản trở lưu thông khí vào phổi, làm cho bệnh nhân thấy khó thở do bị thiếu oxy.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, khoảng 1/13 người ở Hoa Kỳ mắc bệnh hen suyễn. Căn bệnh này ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và thường bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ.

Sẽ có nhiều nguyên nhân tác động khiến bệnh xuất hiện hoặc thêm trầm trọng, ví dụ như phấn hoa, tập thể dục, nhiễm vi-rút hoặc không khí lạnh. Chúng được gọi là tác nhân gây hen suyễn. Khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, nó được gọi là cơn hen suyễn .

Không có cách chữa khỏi bệnh hen suyễn, nhưng việc điều trị và kế hoạch hành động cho bệnh hen suyễn có thể giúp bạn kiểm soát bệnh. Kế hoạch có thể bao gồm theo dõi, tránh các yếu tố kích hoạt và sử dụng thuốc.

>> Bạn đọc có thể theo dõi thêm bài viết: Viêm mũi dị ứng – những điều cần biết

Alpha-Linolenic Acid trong điều trị hen suyễn

Tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc kiểm soát hen suyễn được cải thiện. Tuy nhiên, bằng chứng về cách các chất dinh dưỡng cụ thể như axit béo và chất chống oxy hóa có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát hen suyễn được cải thiện vẫn chưa được biết rõ. 

Nhằm mục đích kiểm tra mối liên quan giữa lượng axit béo và chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống và kiểm soát bệnh hen suyễn, một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện.

Đối tượng nghiên cứu: 174 bệnh nhân hen, tuổi trung bình là 40 tuổi. Chế độ ăn uống thu được bằng FFQ và hàm lượng dinh dưỡng được tính toán bằng phần mềm Food Processor Plus™.

Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải

Kiểm soát hen tốt được xác định bằng sự kết hợp giữa thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên, NO thở ra (eNO) và điểm số trong Bảng câu hỏi kiểm soát hen (viết tắt là ACQ) (kiểm soát: thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên ≥80 %; eNO ≤35 ppb; ACQ <1·0, thang điểm 0-6). 

Nhiều mô hình hồi quy tuyến tính và logistic đã được thực hiện để phân tích mối liên quan giữa chất dinh dưỡng và kết quả hen suyễn, điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu. 

Các kết quả hiện tại đều hướng tới khẳng định tác dụng bảo vệ của ALA trong kiểm soát hen suyễn, không phụ thuộc vào axit béo n-3 từ biển và cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu can thiệp chế độ ăn uống đối với bệnh hen suyễn.

Ở một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc trẻ đảm bảo cung cấp cũng như hấp thụ Omega-3 sẽ giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn, ngoài ra còn giúp giấc ngủ ngon hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Điểm nổi bật của Axit alpha linolenic (ALA) so với EPA và DHA, Dược sĩ Lưu Anh, Trung tâm thuốc Central Pharmacy. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  2. Alpha-linolenic acid ameliorates bronchial asthma features in ovalbumin-sensitized rats, Mohammad Hossein Boskabady, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  3. Most Recent National Asthma Data, National Center for Environmental Health, CDC. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  4. What Is Asthma?, Chuyên gia của Nhlbi, Nhlbi. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  5. Dietary intake of α-linolenic acid and low ratio of n-6:n-3 PUFA are associated with decreased exhaled NO and improved asthma control, Renata Barros và cộng sự, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.