Các đường đưa thuốc ở trẻ em

0
1189
các đường đưa thuốc qua da
Rate this post

MỘT SỐ ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC THƯỜNG DÙNG CHO TRẺ EM

Đường uống:

uống
  • Đây là đường dùng phổ biến nhất và dễ thực hiện nhất với hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên với trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), việc dùng các dạng thuốc viên thường khó khăn (do trẻ chưa biết cách nuốt viên thuốc). Nên chọn các dạng thuốc lỏng như siro, dung dịch, hỗn dịch uống,…
  • Nhược điểm của các thuốc dạng uống là
  • Hầu hết các chế phẩm là dạng phân liều cho người lớn và phải bẻ ra hoặc cắt nhỏ khi dùng cho trẻ em. Các dạng uống dễ phân liều như siro lại có giá thành cao.
  • Trong những trường hợp này, sự tham gia tư vấn của dược sĩ trong việc chọn chế phẩm và cách chia liều là rất quan trọng.

Đặt trực tràng:

  • Đây là đường dùng thuận lợi cho trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
  • Thích hợp trong trường hợp sốt cao, ốm nặng, trẻ bỏ ăn, quấy khóc (khi đó khó cho trẻ uống thuốc).
  • Nhược điểm: Không phải thuốc nào cũng có dạng bào chế đặt trực tràng. Hơn nữa, điều kiện bảo quản khó khăn, nhất là nước nhiệt đới như nước ta (Khí hậu nóng và trang thiết bị bảo quản chưa có đủ). Giá thành đắt, sinh khả dụng không ổn định.

Đường tiêm:

tiêm
  • Đường tiêm được ưu tiên dùng cho trường hợp bệnh nặng, cấp tính và những trường hợp không dùng được đường uống (hôn mê, tắc ruột, nôn, trẻ không chịu uống thuốc,..)
  • Ưu điểm: Dễ phân liều chính xác, sinh khả dụng bảo đảm.
  • Nhược điểm: Giá thành điều trị đắt, không tự thực hiện được, đau do tiêm làm trẻ sợ.
  • Trong các cách tiêm, tiêm tĩnh mạch là đường dùng ưu tiên cho trẻ em.Tiêm bắp không khuyến khích vì cơ bắp trẻ chưa phát triển đầy đủ nên sinh khả dụng có thể không ổn định và gây tổn hại cơ bắp của trẻ. Tiêm dưới da khó chính xác nên không nên thực hiện.
  • Khi truyền tĩnh mạch, thể tích truyền mỗi lần phải phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của trẻ để tránh quá tải tuần hoàn.

Đường hô hấp qua dạng khí dung:

khí dung
  • Đường dùng này khó khăn khi dùng cho trẻ em vì phải lựa chọn dụng cụ phù hợp. Việc phối hợp động tác thở khi xịt thuốc không thể làm được ở trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi), trong những trường hợp này nên dùng buồng phun.
  • Sử dụng dạng thuốc phun mù luôn cần có người giúp đỡ cho trẻ, không nên để trẻ tự làm.

Đường qua da:

qua da
  • Ngoài các đường đưa thuốc thông dụng ở trên, đường đưa thuốc qua da cũng cần đặc biệt được lưu ý vì da trẻ em mỏng, khả năng thấm thuốc qua da mạnh hơn so với người lớn.
  • Không được xoa các loại tinh dầu như mentol, long não,… vào mũi hoặc lên da vì có thể gây tác dụng kích thích mạnh lên ngọn sợi thần kinh cảm thụ, dẫn đến ngạt do liệt hô hấp.

Tóm lại, việc chọn đường đưa thuốc cho trẻ em (cũng như tính liều, chọn dạng bào chế,…) nên thận trọng., cân nhắc kỹ để chọn đường đưa thuốc thích hợp.