Contents
Hấp thu
Khuếch tán thụ động:
- Phân tử thuốc di chuyển theo gradien nồng độ, tức là đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp: Na, Ca, Mg, creatinin, acid uric,…..
- 1 chất bình thường không qua được nhau thai nhưng nếu mẹ dùng thuốc lâu dài và liều cao thì có thể vẫn qua
Vận chuyển chủ động:
- Phân tử qua màng cần 1 chất mang
Các thuốc có thể qua được hàng rào nhau thai:
- Thuốc tan mạnh trong lipid và các chất không bị ion hóa: thuốc giảm đau, thuốc mê, thuốc tê, thuốc nhóm an thần kinh
- Thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 600 dalton có thể đi qua được
- Thuốc có trọng lượng >1000 dalton không qua được hàng rào nhau thai
- Nhau thai bị tổn thương có thể làm tăng khả năng thấm thuốc qua nhau thai
Sự phân bố của thuốc:
- Thuốc hấp thu qua nhau thai theo tĩnh mạch rốn về gan
- Tại gan, thuốc được chuyển hóa 1 phần tạo chất chuyển hóa
- Phần thuốc còn lại theo hệ ống tĩnh mạch đi vào tuần hoàn thai, vào thai nhi, dạng thuốc tự do
- Ở mẹ: 1 phần thuốc gắn vào Receptor cho tác dụng dược lí, 1 phần tích lũy tại mô( đặc biệt thuốc tan mạnh trong lipid) , 1 phần dự trữ dạng gắn với protein huyết tương
- Ở thai: thuốc được thải ra nước ối, 1 phần theo chất chuyển hóa theo động mạch rốn vào máu mẹ và thải ra ngoài
- Thuốc vào thai nhi tùy vào liều dùng của mẹ, tuổi thai, hoặc thời gian dùng thuốc của mẹ
Ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi:
- Thuốc có thể tác dụng trực tiếp lên cơ quan thai nhi gây tác dụng dược lí, gây hại cho thai
- Chức năng nhau thai bị thay đổi, giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai, trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng
- Thuốc gây co thắt tử cung, giảm cấp máu cho thai nhi, sinh non, chuyển dạ kéo dài, gây tồn thai….
Giai đoạn tiền phôi:
- Ngày 0- 17
- Hợp tử đang tạo thành, tác động của thuốc theo cơ chế” tất cả hoặc không có gì”
- Hoặc là hợp tử trơ với thuốc vẫn phát triển bình thường, hoặc là chết
- Chỉ bị ảnh hưởng của thuốc nếu mẹ dùng kéo dài hoặc liều cao
Giai đoạn phôi:
- Ngày 18- 56
- Các phôi bào biệt hóa mạnh, cơ quan phát triển và sinh sản mạnh mẽ nhất
- Thuốc làm biến đổi cơ quan hoặc ức chế phát triển
Giai đoạn thai nhi:
- Ngày 56- lúc sinh
- Cơ quan sinh dục ngoài và hệ thần kinh phát triển và chịu ảnh hưởng nhiều nhất
- Thuốc: ngăn cản sinh trưởng, biến đổi chức năng, gây ung thư.
1 số thuốc ảnh hưởng:
- Aminoterpin, methotrexat: dị tật các chi, bất thường hệ thần kinh trung ương
- Ức chế men chuyển: suy thận trẻ sơ sinh, chậm cốt hóa xương sọ, ống thận loạn sinh
- Kháng cholinergic: tắc ruột do hiện tượng phân su
- Carbamazepin: dị tật thần kinh
- Thuốc hạ đường huyết: gây hạ đường huyết trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến não trẻ