BỆNH MẤT NGỦ: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

0
1507
BỆNH MẤT NGỦ: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị
4.5 (90%) 4 votes

Mất ngủ là một dạng rối loạn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm sinh lý của con người. Do đó, để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ai cũng cần phải hiểu rõ về căn bệnh mất ngủ không thể xem thường này. Đặc biệt, cách chữa mất ngủ không dùng thuốc tây đang trở thành xu hướng hiện nay vì tính an toàn và hiệu quả của nó.

Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon là gì?

Một giấc ngủ ngon cần phải đạt đủ yêu cầu về cả số lượng và chất lượng:

  • Về số lượng: ngủ đủ 6-8h/ ngày.
  • Chất lượng: Giấc ngủ liên tục, không bị mơ sảng, ác mộng và sau khi ngủ dậy, cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần tỉnh táo, sảng khoái.

Mất ngủ là gì? Biểu hiện của mất ngủ

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ.
Biểu hiện: Bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, tỉnh nhiều lần trong khi ngủ hoặc dậy sớm ( <5h sáng) và trằn trọc không thể ngủ lại được. Nặng hơn là không thể chợp mắt suốt đêm khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Mất ngủ có thể chia làm 3 loại:

  • Mất ngủ thoáng qua: Thường có biểu hiện dưới 1 tuần.
  • Mất ngủ ngắn hạn: Tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1-4 tuần.
  • Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.

Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mất ngủ

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị ( Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM ) phân tích: Mất ngủ chịu tác động từ nhiều yếu tố, tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, mất ngủ liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng… làm tăng sinh quá mức các gốc tự do – gây cản trở việc vận chuyển oxi và dưỡng chất đến não, từ đó tế bào não thiếu năng lượng để hoạt động dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Cụ thể mất ngủ do nhiều nguyên nhân sau:

  • Mất ngủ do bệnh lý: Những bệnh nhân đau do viêm khớp, khó chịu do cảm cúm, viêm xoang hay rối loạn tiểu tiện… đều dẫn đến việc khó ngủ.
  • Mất ngủ do stress: những áp lực từ công việc, học tập đến cuộc sống khiến thần kinh bị căng thẳng cũng dẫn đến tình trạng mất ngủ.
  • Tuổi tác cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ do bước vào độ tuổi trung niên các hoocmon thay đổi dẫn đến việc khó ngủ  và ngủ ít đi.
  • Các tác động ngoại cảnh khác như: Việc tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hay sử dụng các chất kích thích: cafein… là nguyên nhân gây mất ngủ ở giới trẻ hiện nay.

Tác hại của bệnh mất ngủ

Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:

  • Ảnh hưởng tới ngoại hình, làn da:
  • Mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến béo phì.
  • Da khô sạm, quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn, lão hóa nhanh do mất ngủ.
  •  Ảnh hưởng tới tinh thần: Người mất ngủ hay ngủ không đủ giấc sẽ rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, tinh thần kém minh mẫn, căng thẳng và nóng tính, dễ cáu giận.
  • Ảnh hưởng tới não bộ: Làm suy giảm trí nhớ, hủy hoại tế bào thần kinh, dễ gây bệnh hoang tưởng, trầm cảm.
  • Tăng nguy cơ tăng huyết áp, ảnh hưởng tới tim mạch: Mất ngủ khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều, mạch máu co lại, huyết áp tăng tạo áp lực lớn cho trái tim. Người mất ngủ dễ bị nhồi máu cơ tim.
  • Mất ngủ là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường:  Thiếu ngủ tăng căng thẳng thần kinh và rối loạn hormon đặc biệt là hormon insulin dẫn đến bệnh lý tiểu đường.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch: Làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư.

Cách điều trị bệnh mất ngủ

Đầu tiên, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý:

  • Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với giấc ngủ, cần chú ý:

  • Không nên ăn quá no trước khi ngủ sẽ làm dạ dày hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi, co bóp khiến tức bụng, khó ngủ.
  • Buổi tối không nên ăn nhiều hải sản, đồ chiên rán, cay nóng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích (coffee, trà, thuốc lá…) vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Để có một giấc ngủ ngon, nên bổ sung vào bữa ăn nhiều rau quả, nhất là các thành phần vitamin và khoáng chất sau:

  • Vitamin nhóm B1: có trong các loại thực phẩm như: gạo lức, thịt gà, ngũ cốc, sữa đậu nành… có tác dụng tạo năng lượng, hỗ trợ, bảo vệ hệ thống thần kinh trong cơ thể.
  • Magie: có trong rau lá màu xanh, quả bơ, chuối, hạnh nhân…giúp thư giãn cơ bắp nên dễ ngủ hơn.
  • Acid amin Tryptophan: có trong thịt gà, lạc, đậu nành, chuối, sữa chua… hỗ trợ tăng sản xuất serotonin, menatonin – chất dẫn truyền giúp thần kinh của cơ thể điều hòa sự ngon miệng, an thần để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học không thể thiếu:

  • Tập thể dục đều đặn với các động tác phù hợp với thể trạng và nên tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ khoảng 2h.
  • Tránh ngủ nhiều vào ban ngày, chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 – 40 phút là đủ.
  • Trước khi đi ngủ 15 phút nên ngâm chân nước ấm, đặc biệt nên sử dụng thêm các trà thảo mộc thiên nhiên như: trà tâm sen, trà hoa cúc… cũng rất tốt cho giấc ngủ.
  • Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày (nên ngủ trong khung giờ 22-23h tối đến 6-7h sáng hôm sau) trong một không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ và tránh ánh sáng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên bổ sung các thảo dược có thể bằng đường uống hoặc sử dụng ngâm chân – nơi chứa nhiều dây thần kinh và vô số mạch máu liên kết với mạch máu ở tim, cột sống, não sẽ mang lại tác dụng tốt nhất cho toàn bộ cơ thể để đi vào giấc ngủ ngon. Sử dụng thảo dược – xu hướng trị bệnh mất ngủ mới nhất hiện nay.

Xem thêm chi tiết tại: http://obanight.com/