Tìm hiểu về lao phổi
Lao phổi là một căn bệnh quen thuộc. Lao phổi là một căn bệnh cũng khá là phổ biến ở nước ta. Bệnh lao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong trên toàn thế giới. Theo tổ chức y tế thế giới có khoảng 2 tỷ người mắc bệnh lao tiềm tàng và khoảng 3 triệu người trên thế giới chết vì bệnh lao mỗi năm.Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới năm 2001 thì Việt Nam là nước đứng thứ 12 trên 23 nước có số lượng bệnh nhân lao trên toàn cầu. Như vậy, có thể nói lao phổi là một căn bệnh rất phổ biến và rất nguy hiểm nó đe dọa đến tính mạng con người.
Bệnh lao ở người do vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn kháng toan cồn gây ra, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn lao người. Ngoài ra, lao phổi còn do các vi khuẩn lao khác như vi khuẩn lao bò và vi khuẩn lao chim.Một số nhóm vi khuẩn lao không điển hình ít gây bệnh ở phổi chủ yếu gây tổn thương ở hạch và da, có triệu chứng bệnh không điển hình, thường kháng lại các loại thuốc chống lao.
Lao phổi là thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lao vi khuẩn lao gây ra, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh lao.Vi khuẩn lao được Robert Kock tìm ra năm 1882. Vi khuẩn lao có thể tồn tại lâu dài trong tự nhiên, nó có thể tồn tại 3-4 tháng trong tự nhiên. Chính vì thế, mà nó có thể tiếp tục gây bệnh cho con người bất cứ lúc nào. Khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ xâm nhập vào cơ thể con người để sinh sản phát triển và gây nên bệnh lao phổi ở người.
Người ta chia lao phổi thành hai giai đoạn đó là giai đoạn lao nhiễm và giai đoạn lao bệnh. Đối với giai đoạn lao nhiễm: Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn lao thường xâm nhập lần đầu tiên vào phổi gây tổn thương sơ nhiễm, từ đó lan tràn theo đường bạch huyết, đường máu đến và gây tổn thương các cơ quan khác.Ở giai đoạn lao nhiễm đa số người bệnh không có biểu hiện bệnh rõ rệt nên bệnh không được phát hiện kịp thời. Đối với giai đoạn lao bệnh thì có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi, khoảng 10% số người bị lao nhiễm sẽ chuyển thành lao bệnh và 80% bệnh lao này xảy ra trong 2 năm đầu. Và những người bệnh nhân trên sẽ là nguồn lây nhiễm lao phổi mới cho xã hội.Đờm của bệnh nhân là nguồn lây quan trọng nhất. Khi học khạc đờm sẽ tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người bình thường có thể hít phải những hạt này vào phổi và mắc bệnh. Ngoài ra, phân và nước tiểu của người bệnh cũng là đường truyền bệnh nhưng ít quan trọng hơn vì nó chứa ít vi khuẩn lao.Bệnh lao chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp . Các đường lây truyền khác như tiêu hóa, da và niêm mạc thì ít gặp hơn.
Khi bị bệnh lao người bệnh thường có các triệu chứng biểu hiện bệnh toàn thân như là sốt nhẹ kéo dài , sốt về chiều và đêm, có thể sốt cao rét run. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân, ra mồ hôi nhiều về đêm, thiếu máu. Phụ nữ bị lao có thể bị mất kinh nguyệt.Ngoài các biểu hiện bệnh toàn thân còn có xuất hiện các triệu chứng hô hấp như : Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý xem mình bị ho từ bao giờ. Ho khạc đờm , đờm thường có màu trắng khi điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả. Nếu bệnh nặng hơn thì bệnh nhân bị ho ra máu số lượng từ ít đến khạc máu nhiều. Có triệu chứng khó thở, đau tức vùng ngực.