Ngày nay khi xã hội phát trển, thì nhu cầu dinh dưỡng của mỗi nhà, mỗi người đều theo đó tăng lên. Vì vậy chứng khó tiêu lại càng phổ biến. Sau đây là những thông tin cần thiết khái quát nhất khi tìm hiểu về chứng khó tiêu.
1. Thế nào là chứng khó tiêu
Chứng khó tiêu thường được bệnh nhân dùng để chỉ các tình trạng khó chịu ở dạ dày. Nó có thể lien quan đến các thói quen ăn uống, như ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, ăn nhiều dầu mỡ,chất béo, thức ăn có nhiều gia vị, cũng có thể do trải qua một sự kiện gây căng thẳng. Tuy nhiên tình trạng này có thể lien quan không chỉ tới các bệnh đường tiêu hóa mà còn những bệnh khác: như suy tim sung huyết, lao phổi, ung thư, tăng ure huyết. một số yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng này như căng thẳng mệt mỏi ăn uống kém dinh dưỡng nghỉ ngơi không đầy đủ và thiếu vận động. Đau bụng và khó tiêu có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn nặng hơn vì vậy cần được chẩn đoán điều trị đầy đủ kịp thời.
2. Lời khuyên dành cho bệnh nhân
• Nên đi bộ và tránh cúi người hoặc nằm ngay sau khi ăn, điều này giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng phòng ngừa thức ăn dễ dàng, phòng ngừa thức ăn trào ngược và gây ợ nóng. Cũng không nên nhai kẹo cao su vì có thể nuốt nhiều không khí.
• Tránh dùng những thực phẩm đã biết là gây khó chịu cho dạ dày. Không cần thiết phải theo chế độ ăn nhạt, nhưng các thức ăn có nhiều chất béo hoặc gia vị, cà phê hoặc phần lớn thức uống có cồn có thể gây chứng khó tiêu.
• Tránh đeo dây nịt quá chặt
• Tránh bị căng thẳng vì có thể làm nặng thêm tình trạng khó tiêu.
• Khi ăn nên nhai chậm và kĩ. Ăn quá nhanh không nhai kĩ cũng có thể gây khó tiêu.
• Đi khám bác sĩ nếu bị đau bụng thường xuyên và dai dẳng hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu nào triệu chứng nào trở nên xấu hơn, để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
• Các thuốc kháng acid chỉ được dùng để làm giảm các triệu chứng chứ không dùng để điều trị nguyên nhân gây bệnh trừ trường hợp có chỉ định của bác sỹ.
• Nếu được chẩn đoán bị chứng khó tiêu không có loét nên đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời những bệnh nặng mới phát triển.
3. Lựa chọn điều trị
• Các thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét
– Thuốc kháng acid: hợp chất có tính bazo làm trung hòa acid trong dạ dày.
– Thuốc chống loét: dùng trong điều trị và phòng ngừa đau do có chứng khó tiêu, chia thành nhóm kháng tiết acid ngăn cản sản xuất dịch vị và nhóm bảo vệ tế bào hoặc bảo vệ niêm mạc
• Các thuốc ức chế H2: làm giảm tạm thời triệu chứng và phòng ngừa chứng khó tiêu bằng cách tác động trên các thụ thể histamine ở niêm mạc dạ dày ngăn cản tiết dịch vị
• Thuốc ức chế bơm proton: thuốc kháng tiết có tác động ngăn cản bài tiết dịch vị
• Thuốc điều hòa tiêu hóa chống đầy hơi và kháng viêm
– Thuốc kích thích nhu động
– Thuốc chống đầy hơi
• Thuốc trợ tiêu hóa: thuốc kháng acid và các men tiêu hóa
• Thuốc điều trị hỗ trợ.: thảo dược, men tiêu hóa, gừng.