-
Contents
Độc tố
Độc tố là sản phẩm được tạo ra trong quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Có 2 loại độc tố : ngoại độc tố, nội độc tố
- Ngoại độc tố: là chất độc do vi khuẩn, vi nấm tiết ra ngoài môi trường. Ngoại độc tố có độc tính rất mạnh, chỉ cần một lượng rất nhỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ví dụ chỉ cần 0,02 mg ngoại độc tố bạch hâù, hoặc 0,0006 mg ngoại độc tố uốn ván là có thể gây chết người. Độc tố này là protein tan được trong nước.
- Nội độc tố là độc tố khi vi khuẩn, vi nấm khi chết giải phóng ra môi trường. Nội độc tố này có độc tính không mạnh bằng ngoại độc tố. Bản chất của nội độc tố là phức hợp glucid-lipid-protein.
-
Chất gây sốt
- Một số vi khuẩn có khả năng tạo ra hợp chất gây sốt, khi tiêm các chế phẩm mà chứa vi khuẩn đó cho người hay súc vật gây nên phản ứng sốt.
- Chất gây sốt không bị nhiệt độ phá hủy nên khi sấy, hấp không phá hủy được chất gây sốt
- Muốn loại bỏ được phải lọc qua phễu thủy tinh G5 hoặc màng lọc ami ăng.
- Nước dùng để pha tiêm phải là nước cất tinh khiết, không được chứa chất gây sốt
- Thử chất gây sốt: tiêm chế phẩm vào tĩnh mạch tai thỏ, sau một giờ, đo nhiệt độ ở thỏ, nếu thân nhiệt tăng lên 0.5◦C trở lên, thì có chất gây sốt.
-
Vitamin
Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp vitamin
- Vitamin D có nhiều trong nấm men, ở một số vi khuẩn cũng có nhưng ít hơn
- Thiamin Vitamin B1 có trong Pseudomonas fluorescens,..
- Pyridoxin có trong C.butyricum,..
- Tuy nhiên chỉ có vitamin B12, B2 được sản xuất từ vi sinh vật từ công nghệ vi sinh: nhờ phương pháp lên men vi sinh vật.
-
Kháng sinh
Định nghĩa kháng sinh
Kháng sinh là sản phẩm chuyển hóa, trao đổi chất tự nhiên của vi sinh vật, có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt chọn lọc đối với vi sinh vật khác.
Kháng sinh là sản phẩm bậc 2, thu được nhiều nhất pha lag
Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Mỗi kháng sinh có đích tác dụng nhất định trong tế bào vi sinh vật, tuy nhiên có thể khái quát thành 6 đích tác dụng chính
- Tổng hợp thành tế bào
- Màng tế bào chất
- AND
- Tổng hợp protein
- Trao đổi chất hô hấp
- Trao đổi chất folat
Cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn
- Tính kháng thuốc: Việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý hay sử dụng sai, tràn lan kháng sinh trong điều trị cũng như trong chăn nuôi, đã xuất hiện ngày càng nhiều chủng vi sinh vật kháng kháng sinh làm cho kháng sinh mất tác dụng. Sự xuất hiện của vi sinh vật khang kháng sinh là vấn đề cần quan tâm hiện nay
- Kháng thuốc là hiện tượng vi sinh vật mất đi tính nhạy cảm ban đầu của nó trong một thời gian hay vĩnh viễn với tác dụng của khang sinh hoặc hóa trị liệu
- Có 2 kiểu kháng thuốc: kháng thuốc tự nhiên và kháng thuốc thu được.
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
- Phân lập chủng vi sinh vật gây bệnh và thử độ nhạy cảm của chủng với các kháng sinh bằng phương pháp khoanh giấy lọc khangs sinh đồ
- Chọn kháng sinh có hoạt tính mạnh nhất
- Quyết định liều dùng, cách đưa kháng sinh vào cơ thể và điều trị
- Phối hợp kháng sinh với các chế phẩm khác làm tăng tác dụng, giảm tác dụng không mong muốn.