Thuốc hành khí giải uất

0
1210
thuốc cổ truyền
Rate this post

 thuốc hành khí giải uất 

thuốc cổ truyền

Vận tỳ hành trệ: chữa khí trệ ở tỳ vị, kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng, chậm tiêu, đầy bụng, chống mót rặn, nôn mửa, chống táo bón do trương lực cơ giảm; chống các cơn đau do co thắt đường tiêu hoá

– Hành khí khoan hung (làm khoan khoái lồng ngực): chữa khó thở, tức ngực, đau liên sườn, ho, hen phế quản

Sơ can giải uất: Chữa chứng can khí uất kết, ngực bụng mạng sườn đau tức, hay cáu gắt, thở dài, ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Hay gặp ở các bệnh rối loạn thần kinh chức năng, tâm căn suy nhược, hysteria, rối loạn chức năng tiêu hoá, kinh nguyệt không đều, thống kinh,…

Một số vị thường dùng :

1.1 MỘC HƯƠNG

Là rễ của cây vân mộc hương Saussurea lappa, họ Cúc Asteraceae

TVQK: cay, đắng, ấm; tâm, phế, can, tỳ

CN, CT: – Hành khí chỉ thống: trị can, tỳ vị khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đi ngoài phân lỏng, tả, lỵ.

Kiện tỳ, hoà vị, lợi tiểu, an thai, trừ đờm

Liều dùng: 4-12g/ngày dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Kiêng kỵ: người khí hư có nhiệt, âm hư huyết hư không nên dùng. Người khoẻ mạnh cũng không uống lâu

Tác dụng dược lý

– Cao rễ và tinh dầu mộc hương có t/d ức chế vi khuẩn mạnh

– Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, gây thư giãn. Vân mộc hương gây trung tiện mạnh

– Nhiều bài thuốc có vân mộc hương và các vị thuốc khác có hiệu lực tốt trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em và người lớn, lỵ trực khuẩn và lỵ amip, viêm đại tràng mãn tính thể co thắt, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm đại tràng mãn tính thể phân nát có máu

– Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng long đờm và lợi tiểu

1.2 UẤT KIM

Là củ nhánh con của cây nghệ Curcuma longa, họ Gừng Zingiberaceae

TVQK: cay, đắng, hàn; tâm, can, đởm, phế

CN, CT:

– Hành khí: chữa các cơn đau do khí trệ như đau dạ dày, ngực bụng đầy trướng

– Hành khí hành huyết: dùng trị các bệnh huyết ứ trệ, đau bụng do kinh nguyệt, bế kinh

– Thanh can đởm thấp nhiệt: chữa viêm gan hoàng đản, xơ gan, viêm túi mật, sỏi mật; còn có t/d lợi mật

– Chỉ huyết: cầm máu do xung huyết gây thoát quản, chữa chảy máu cam, ho ra máu, đái ra máu, chữa chảy máu do sốt

– Hoá đàm giải uất: dùng trị chứng đàm đục thần chí không minh mẫn, sốt cao mê sảng, phối hợp với xương bồ, viễn chí,…

– Tiêu mủ lên da non: dùng điều trị bỏng, các vết thương nhiễm trùng

Liều dùng: 8-12g/ngày, dùng sống

Kiêng kỵ: cơ thể suy nhược không có ứ trệ, phụ nữ có thai không nên dùng

Tác dụng dược lý

– Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và mạn tính. Tác dụng có thể do tinh dầu, curcumin, polysaccharid.

– Nghệ có khả năng chống loét dạ dày do làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy

– Curcumin dự phòng và cải thiện những thương tổn thực nghiệm ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhầy. Tuy vậy cả uống và tiêm phúc mạc curcumin đều gây loét dạ dày ở chuột cống trắng

– Nước sắc nghệ làm giảm lượng cholesterol và lipid máu toàn phần trên thỏ thực nghiệm.