Thuốc khử hàn

0
1498
thuốc khử hàn
Rate this post

Thuốc khử hàn (ôn trung)

thuốc khử hàn

Có tác dụng làm ấm phần bên trong cơ thể (chủ yếu là tỳ vị).

Ngoài ra còn có t/d thông kinh hoạt lạc, thông mạch giảm đau và hồi dương cứu nghịch

Thường dùng thuốc khử hàn khi:

+ Chân dương hư (tâm thận dương hư) với triệu chứng: thân nhiệt hạ, chân tay lạnh, sống phân, sôi bụng, di tinh,..

+ Hàn tà nhập lý, nhập tạng phủ (trúng hàn): Đau bụng dữ dội, quằn quại, nôn, đại tiện lỏng, người rét run, chân tay co quắp, mạch muốn tuyệt,…

+ Các chứng choáng do mất máu, mất nước: Không dùng thuốc khử hàn, mà nên dùng nhân sâm

Phân loại

Thuốc khử hàn gồm thuốc ôn trung và hồi dương cứu nghịch

Thuốc hồi dương cứu nghịch ngoài tác dụng ôn trung còn có td lấy lại phần dương khí đã thoát (thoát dương).

Tùy chứng bệnh cụ thể để phối hợp thuốc. Thuốc khử hàn có vị cay nóng, kích thích không dùng cho người âm hư hỏa vượng, can dương cường thịnh, người thiếu máu, đặc biệt là chứng truỵ tim mạch do nhiễm trùng (chân nhiệt giả hàn). PNCT dùng phải thận trọng hoặc không dùng (1 số vị cụ thể)

  1. THUỐC ÔN TRUNG

1.1 ĐẠI HỒI

Quả chín của cây Đại hồi Illicium verum, họ Hồi Illiaceae

TVQK: cay, hơi ngọt, đại nhiệt; can thận tỳ vị

CN, CT:

– Khử hàn, ấm kinh: dùng khi hàn nhập lý gây đau bụng, sôi bụng, ỉa chảy

– Kiện tỳ, tiêu thực, khai vị, chỉ nôn, kích thích tuyến sữa

– Giảm đau, hoạt huyết: Phối hợp thuốc phong thấp chữa đau xương khớp, cơ nhục. Dùng rượu xoa bóp hay bột thuốc đắp

– Giải độc: Khi ăn phải các thức ăn gây ngộ độc, dị ứng

Liều dùng 4-8g

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng

Tác dụng dược lý:

– Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tăng cường nhu động ruột

– Quả hồi:

+ Đối kháng histamin và acetylcholin, làm giảm độ co thắt cơ trơn ruột cô lập chuột lang

+ Hạn chế tác dụng độc của nọc rắn hổ mang bành. Hồi và tinh dầu hồi kéo dài thời gian chịu đựng của chuột lang trong buồng khí dung histamin, làm chậm sự xuất hiện triệu chứng khó thở của chuột so với lô đối chứng

1.2 ĐINH HƯƠNG

Liều dùng 2-6g

Tác dụng dược lý:

– Nước sắc ĐH ức chế sự phát triển một số loại vk đường ruột thuộc chi Shigella

– Có tác dụng ức chế hoạt động của amip invitro

– Dùng Histamin và acetylcholin gây tăng co bóp hồi tràng của chuột lang cô lập. Đinh hương có tác dụng ức chế sự co bóp này

– Tinh dầu Đinh hương cũng đối kháng với sự co bóp cơ trơn khí phế quản của chuột lang cô lập gây ra bởi histamin và acetylcholin

Nụ hoa của cây Đinh hương Syzygium aromaticum, họ Sim Myrtaceae

TVQK: cay, ấm; phế, tỳ, vị, thận

CN, CT: – Ôn trung: Dùng khi đau bụng do hàn, sôi bụng, ỉa chảy

– Giáng nghịch, kiện vị chỉ nôn- phối hợp với thị đế, can khương

– Giảm đau: Dùng trong đau răng, đau lợi- phối hợp bạch chỉ, tế tân, bạc hà. Hoặc ngậm riêng Đinh hương để giảm đau răng

1.3 CAN KHƯƠNG

Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale, họ Gừng Zingiberaceae.

TVQK: cay, ấm; tâm, phế, tỳ, vị.

CN, CT: – Ôn trung- hồi dương: dùng khi thoát dương, chân tay quyết lạnh, (trợ giúp phụ tử trong bài Tứ nghịch thang: Phụ tử, can khương, cam thảo).

– Ôn trung- chỉ tả: Dùng khi hàn khi tiết tả, bụng sôi, phân nát lỏng, phối hợp cao lương khương nghiền bột hoặc làm viên (phương Nhị khương)

– Ấm vị chỉ nôn: dùng khi nôn do lạnh; phối hợp với bán hạ, nhân sâm

– Ấm kinh chỉ huyết: dùng khi xuất huyết (băng huyết, thổ huyết, tiện huyết) do hàn. Can khương phải sao tồn tính a(thán khương). Phụ nữ băng huyết có thể thêm tông lư thán, ô mai thán

– Ôn phế chỉ khái: dùng khi phế hàn gây ho, suyễn

Liều dùng: 2-6g

Kiêng kỵ: Âm hư có nhiệt không dùng. PNCT dùng thận trọng