Thuốc hồi dương cứu nghịch

0
1551
phụ tử
Rate this post
phụ tử
  1. Đại cương :Thuốc khử hàn (ôn trung) có tác dụng làm ấm phần bên trong cơ thể (chủ yếu là tỳ vị). Ngoài ra còn có t/d thông kinh hoạt lạc, thông mạch giảm đau và hồi dương cứu nghịch

    Thường dùng thuốc khử hàn khi:

    + Chân dương hư (tâm thận dương hư) với triệu chứng: thân nhiệt hạ, chân tay lạnh, sống phân, sôi bụng, di tinh,..

    + Hàn tà nhập lý, nhập tạng phủ (trúng hàn): Đau bụng dữ dội, quằn quại, nôn, đại tiện lỏng, người rét run, chân tay co quắp, mạch muốn tuyệt,…

    + Các chứng choáng do mất máu, mất nước: Không dùng thuốc khử hàn, mà nên dùng nhân sâm

    Thuốc khử hàn gồm thuốc ôn trung và hồi dương cứu nghịch

    Thuốc hồi dương cứu nghịch ngoài tác dụng ôn trung còn có td lấy lại phần dương khí đã thoát (thoát dương).

    Tùy chứng bệnh cụ thể để phối hợp thuốc. Thuốc khử hàn có vị cay nóng, kích thích không dùng cho người âm hư hỏa vượng, can dương cường thịnh, người thiếu máu, đặc biệt là chứng truỵ tim mạch do nhiễm trùng (chân nhiệt giả hàn). PNCT dùng phải thận trọng hoặc không dùng (1 số vị cụ thể)

    THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH

Là thuốc có tác dụng lấy lại phần dương khi chân dương suy giảm, hoặc khi thoát dương, khi hàn tà nhập lý. Hoặc khi tạng phủ hư hàn như tâm dương hư, thận dương hư, gây ra cơ thể lạnh, chân tay lạnh, lưng đau, sôi bụng, tiết tả

2.1 PHỤ TỬ

Nguồn gốc: Từ sinh phụ tử (củ nhánh cây ô đầu thuộc chi Aconitum, họ Hoàng liên Ranunculaceae) chế thành hắc phụ, bạch phụ, diêm phụ, gọi là phụ tử chế

TVQK: cay, ngọt, đại nhiệt; tâm, thận, tỳ

CN, CT: – Hồi dương cứu nghịch: dùng khi tâm thận dương hư, thoát dương: mồ hôi tự vã ra, nôn nhiều, người lạnh toát, chân tay co quắp, mạch nhỏ muốn tuyệt- Dùng bài Tứ nghịch thang (Phụ tử, can khương, cam thảo) hoặc bài này gia nhân sâm gọi là Tứ nghịch gia nhân sâm

– Khứ hàn, giảm đau: Dùng trong các chứng phong hàn, thấp, tý, đau nhức xương khớp, chân tay đau nhức do lạnh, hoặc do khí huyết không lưu thông tốt

– Ấm thận: dùng khi viêm thận mạn tính, hoặc chức năng thận dương suy kém, dương khí không đủ, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề (trong bài chân vũ thang, bát vị quế phụ,…)

– Kiện tỳ vị: khi tỳ vị hư hàn

Liều dùng: 4-12g

Kiêng kỵ: người âm hư dương thịnh, PNCT không được dùng, trẻ em dưới 12 tuổi không dùng

Tác dụng dược lý

Aconitin là alcaloid rất độc trong sinh phụ tử, trong chế biến chuyển thành benzoyl aconin và aconin có tác dụng cường tim rất yếu

– Các tác giả Nhật cho rằng chất Higenamin/ phụ tử có tác dụng cường tim. Trên cho gây mê liều 1-4μg/kg làm tăng nhịp tim và tuần hoàn mạch vành

– Các tác giả Trung Quốc lại cho rằng thành phần có tác dụng cường tim là một chất có PƯ alcaloid không rõ rệt, chất này khó tan trong benzen, ether và cloroform, dễ tan trong nước và cồn, xử lý với acid và base không có tác dụng cường tim

– Tác dụng cường tim còn liên quan đến nồng độ rất cao của Ca2+ trong phụ tử

– Nước sắc với thời gian dài của ô đầu và phụ tử trên tim cô lập của chuột lang và ếch đều thể hiện tác dụng cường tim, thời gian sắc càng lâu tác dụng cường tim càng mạnh và độc tính càng giảm. (thời gian sắc càng lâu nồng độ của Ca2+ càng tăng, nếu loại bỏ Ca2+ thì tác dụng cường tim cũng mất, do đó người ta cho rằng tác dụng cường tim là do Ca2+)

– Có lẽ chất có td hồi dương cứu nghịch trong phụ tử ứng dụng trong YHCT liên quan đến các chất có tác dụng cường tim này