Thuốc hoá thấp còn gọi là thuốc phương hương hoá thấp vì đa số có mùi thơm, tính ấm, có thể dùng để trừ thấp tà ở tỳ vị. Có vị thuốc kèm thêm tác dụng kiện tỳ hoà vị, có vị kèm tác dụng lý khí, có vị kèm tác dụng ôn trung
Các vị thuốc này dùng thích hợp với chứng thấp do chức năng vận hoá của tỳ vị kém. Có thể phối hợp với thuốc kiện tỳ hoà vị nếu tỳ vị hư, với thuốc hành khí khi thấp gây trở ngại công năng của tỳ vị
Contents
2.1 HOẮC HƯƠNG
Dùng cành và lá cây hoắc hương Pogostemon cablin, họ Hoa môi Lamiaceae
TVQK: cay, ấm; vị, đại tràng
CN, CT: – Tán thử thấp, điều hoà tỳ vị: chữa ỉa chảy, đầy bụng khi cảm phải thử-thấp
– Thanh nhiệt ở tỳ vị: dùng trong các trường hợp đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, đau bụng đi tả (bài Hoắc hương chính khí tán)
– Hoà vị chỉ nôn: dùng trị đau bụng do lạnh, có nôn mửa kèm theo đi tả, thượng thổ hạ tả (bệnh hoắc loạn)
Liều dùng: 6-12gam/ngày
Tác dụng dược lý
– Cao nước hoắc hương ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ
– Tinh dầu hoắc hương có hoạt tính kháng khuẩn với E. coli, tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, thương hàn và lao
– Hoắc hương có tác dụng trấn tĩnh với thần kinh vị tràng, tăng sự bài tiết dịch vị và công năng tiêu hoá
2.2 SA NHÂN
Là hạt của một số loài sa nhân Amomum spp, họ Zingiberaceae
TVQK: cay, ấm; tỳ, thận, vị
CN, CT: – Lý khí hoá thấp: dùng chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu, ăn uống không tiêu
– Ôn trung: chữa đau bụng lạnh, tiêu hoá kém
– An thai: chữa động thai phối hợp với các vị thuốc khác
Liều dùng: 2-4g/ngày
Tác dụng dược lý – Tinh dầu hạt cây sa nhân Amomum villosum có tính kháng khuẩn với các vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, Diploccocus pneumoniae, Mycobacterium tuberculosis, Proteus vulgaris, Shigella dysenenteriae, Samonella typhy.
2.3 ĐẠI PHÚC BÌ
Là phần vỏ quả cau đã chín, phơi khô, sao vàng của cây cau Areca catechu, họ Cau Arecaceae
TVQK: cay, hơi ấm; tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng
CN, CT: – Hoá thấp, hạ khí khoan trung: dùng khi thấp cản trở hoạt động của vị tràng dẫn đến đau bụng đầy trướng hoặc nôn lợm
– Lợi niệu tiêu phù: dùng khi bụng báng nước, tiểu tiện không thông (bài Ngũ bì ẩm)
Liều dùng: 4-12g
Kiêng kỵ: người thể hư, khí nhược dùng thận trọng
2.4 THƯƠNG TRUẬT
Là rễ của cây thương truật Atractylodes lancea, Asteraceae
TVQK: đắng, cay, ấm; tỳ, vị.
CN, CT: – Hoá thấp kiện tỳ: trị hàn thấp ở tỳ vị, bụng đầy trướng, buồn nôn, ăn uống không tiêu
– Trừ phong thấp: dùng trong các trường hợp phong thấp, xương cốt tê dại đau nhức, đau khớp
Liều dùng: 4-12g/ngày
Kiêng kỵ: người âm hư có nhiệt, tân dịch khô kiệt, tiện bí, nhiều mồ hôi không dùng
Tác dụng dược lý
– Glycosid kali atractylat trong thương truật có tác dụng trên đường huyết, đầu tiên gây tăng sau đó gây hạ đường huyết có thể đến mức co giật
-Phân đoạn polysaccharid thô từ thương truật kích thích mạnh sự tăng sinh của tế bào tuỷ xương trung gian bởi các tế bào Peyer
So sánh thương truật và bạch truật theo HT Lãn Ông
“TT có công năng bổ tỳ ráo thấp như BT, nhưng BT tính bổ nhiều mà liễm được mồ hôi, TT lại hay phát hãn. BT bẩm tính xung hoà, giữ vững được trung khí, TT tính táo hơn chuyên về khu trừ phong thấp…Đông Viên nói TT khả năng bổ trung tiêu trừ thấp thì không bằng BT, nhưng công dụng để khoan trung trừ thấp thì lại hơn”