thuốc trừ phong thấp

0
428
bệnh phong thấp
Rate this post
bệnh phong thấp

Thuốc trừ phong thấp là những vị thuốc chữa các chứng bệnh do phong thấp xâm phạm vào kinh lạc, cân, cơ, xương, khớp,… mà YHCT gọi là chứng tý

Một số tài liệu xếp thuốc trừ thấp vào nhóm thuốc phát tán (phát tán phong hàn, phong nhiệt, phong thấp)

Ứng dụng lâm sàng

Để chữa các bệnh về khớp đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, thoái khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, bệnh dị ứng nổi ban

1.4 ĐỘC HOẠT

Là rễ của cây độc hoạt Angelica pubescens hoặc cây xuyên độc hoạt A. laxiflora, họ Hoa tán Apiaceae

TVQK: đắng, cay, ấm; thận, bàng quang

CN, CT: – Khứ phong thấp: chữa đau khớp, đau dây thần kinh, hay dùng cho chứng đau từ lưng trở xuống (vì vào thận), hay dùng với thuốc bổ can thận như đỗ trọng, tang ký sinh

– Phát tán phong hàn: chữa cảm lạnh gây đau đầu, sốt, đau lưng

Liều dùng: 6-12g/ngày

Kiêng kỵ: người âm hư hoả vượng, huyết hư không dùng

Tác dụng dược lý

– Trên thỏ, độc hoạt làm tăng quá trình ức chế, giảm tính hưng phấn của vỏ não. Trên huyết thanh thỏ có td ức chế hoạt tính cholinylcholinesterase, làm tăng acetylcholin huyết tương

– Trên huyết áp: với liều độc hoạt 1,2-2,4 mg/kg, huyết áp thỏ giảm khoảng 12-14%

– Chống viêm: dùng mô hình gây phù chân chuột bằng dextran, độc hoạt có td chống viêm cấp khá rõ. Chất osthol (coumarin) trong độc hoạt có td chống viêm mạnh

– Độc tính cấp: liều 100g/kg trên chuột nhắt trắng uống, không có con nào chết

1.5 KHƯƠNG HOẠT

So sánh tác dụng trừ thấp của khương hoạt & độc hoạt

Khương hoạt cùng độc hoạt đều là vị thuốc cay, đắng, ôn. Đều có công dụng khử phong thấp giảm đau rất hay

Khương hoạt khí hương phát tán rất mạnh, có thể đưa lên tận đỉnh đầu, đi ngang ra cánh tay.

Độc hoạt thì khí trọc, phát tán hoà hoãn hơn và cũng ôn thông được hạ khí kinh mạch (trích trong “Trung dược học lâm sàng” của tác giả TQ)

1.6 UY LINH TIÊN

Là rễ của cây uy linh tiên Clematis chinensis, họ Hoàng liên Ranunculaceae

TVQK: cay, mặn, ấm; bàng quang

CN, CT: – Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc: chữa đau khớp và đau dây thần kinh, đau nhức trong xương, đau lưng chân tay tê dại.

– Thanh thấp nhiệt can đởm: chữa hoàng đản có phù thũng

– Chữa hóc xương cá: dùng nước sắc nuốt từ từ

– Dùng ngoài: ngâm rượu chữa hắc lào

Liều lượng: 4-12g/ngày

Kiêng kỵ: uy linh tiên có tính táo, phát tán nên không dùng cho người huyết hư

Tác dụng dược lý

– Trên cơ trơn: cho chó đã gây mê uống nước sắc rễ uy linh tiên thấy tăng nhu động thực quản cả tần số và biên độ. Ở người khi hóc xương, phần trên của thực quản và họng bị co thắt, nếu uống uy linh tiên sẽ làm giãn cơ và tăng nhu động thực quản nên xương có thể rơi thoát ra

– Tác dụng lợi mật: dịch chiết uy linh tiên trên thỏ gây mê làm tăng lưu lượng mật tiết ra và làm giãn cơ vong

– Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm (giải thích tác dụng chữa hắc lào)

– Độc tính: chất protoanemonin (có trong nhiều loài thuộc họ Ranunculaceae) có td kích thích da, nếu tiếp xúc lâu sẽ nổi phồng. Uống sẽ bị buồn nôn, co thắt ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan,…. Khi chế biến dược liệu sẽ chuyển thành chất anemonin có td giảm co thắt, giảm đau và không độc

1.7 MÃ TIỀN TỬ

Là hạt của cây mã tiền Strychnos nux-vomica, họ Mã tiền Loganiaceae đã chế biến đạt tiêu chuẩn quy định

TVQK: đắng, han; can, tỳ.

CN, CT: – Trừ phong thấp, hoạt lạc, thông kinh, giảm đau: dùng cho bệnh phong thấp, đau khớp cấp hoặc mạn tính

– Mạnh gân cốt: dùng trong các trường hợp gân và cơ tê đau, cơ thể suy nhược, đau nhức thần kinh ngoại biên

– Tán ứ tiêu thũng: dùng trong các bệnh ung độc, chấn thương cơ nhục sưng tấy

* Mã tiền sống được ngâm rượu dùng xoa bóp ngoài nơi bị đau nhức.

Liều dùng: tối đa 0,1g mã tiền chế/lần, 0,3g/ngày

Kiêng kỵ: trẻ em và phụ nữ có thai không dùng. Không dùng mã tiền sống để uống